Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 66 - 71)

- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

“Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định

của pháp luật”[39]. Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh, sự chỉ đạo của cơ

quan cấp trên, tỉnh Hải Dương dần thành lập những tổ chức để giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân, xây dựng những thể chế để quản lý và đưa vào hoạt động. Đến nay, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh cơ bản đã thành lập, kiện toàn trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác liên quan đi vào hoạt động ổn định và hiểu quả

- Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức có mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, quy tụ, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật... Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là một trong những mục tiêu đặt ra đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Điều 7 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định một trong những nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt nam các cấp trong tuyên truyền, vận động nhân dân

động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” [38].

Vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc trước hết thể hiện trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan xây dựng, củng cố tổ hòa giải và tổ chức khác của nhân dân trên địa bàn. Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quy định: “Ủy

ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản được thành lập

theo quy định của pháp luật trong cộng đồng dân cư trên địa bàn” [38]. Ủy

ban mặt trận Tổ quốc lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn là tổ viên Tổ hòa giải để nhân dân bầu.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên còn giúp đỡ, tạo điều kiện về nhân lực, tinh thần (động viên, khuyến khích, thuyết phục) đối với công tác hòa giải ở cơ sở, đồng thời tham gia hòa giải trực tiếp các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong nhân dân và phối hợp với các cơ quan hữu quan tham gia hướng dẫn hoạt động hòa giải.

- Luật Hôn nhân và gia đình năm năm 2014 và Bộ luật hình sự năm 1999. Các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thường là những tranh chấp về tài sản hay quyền nhân thân. Tranh chấp trong lĩnh vực này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hậu quả pháp lý là ly hôn. Một số dạng tranh chấp chủ yếu như tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi hôn nhân tan vỡ; tranh chấp hôn nhân gia đình xảy ra khi mọi thành viên trong gia đình không thống nhất giải quyết được các vấn đề về tài sản, con cái....Tranh chấp hôn nhân gia đình là một trong những lĩnh vực có thể nói là phức tạp, liên quan tới nhiều cá nhân, nhiều thế hệ. Đơn giản vì ai cũng có gia đình (cha, mẹ, vợ chồng, con cái) và mọi sự biến động liên quan đến gia đình đều làm phát sinh hàng loạt các vấn đề pháp lý phức tạp.

Chính sự đặc biệt của chủ thể loại hình tranh chấp này đòi hỏi khi giải quyết phải lấy phương thức hòa giải làm ưu tiên hàng đầu. Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định những nội dung rất cụ thể để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong từng lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đây cũng chính là cơ sở để các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 với những quy định từ Điều 146 đến Điều 152 về một số tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và tội phạm đối với người chưa thành niên cũng là cơ sở để các hòa giải viên vận dụng khi tiến hành hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được phép hòa giải.

- Bộ luật Dân sự:

Với những quy định rất cụ thể tại các phần như: quyền sở hữu (từ Điều 249 đến Điều 283); trách nhiệm dân sự (Điều 310); Hợp đồng dân sự (từ Điều 443 đến Điều 528); thừa kế (từ Điều 636 đến Điều 744) là những quy tắc xử sự chung trong các lĩnh vực và khi phát sinh những tranh chấp tương ứng, các hòa giải viên phải vận dụng các quy định này để tiến hành hòa giải, giúp các bên tranh chấp hiểu, nhận thức đúng đắn quyền nghĩa vụ của mình đối với nội dung tranh chấp đó, để từ đó có sự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Luật Đất đai năm 2013

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước khuyến

khích các bên tranh chấp đất đại tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất

đai thông qua hòa giải ở cơ sở” [47]. Đây là cơ sở để tổ hòa giải, hòa giải

viên thực hiện nhiệm vụ hòa giải của mình. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhu cầu bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu công nghiệp là nguyên nhân khiến giá cả các loại đất đều tăng, mâu thuẫn giữa anh chị em ruột liên quan đến thừa

kế quyền sử dụng đất, tranh chấp của vợ chồng khi chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn, mâu thuẫn giữa xóm giềng trong việc sử dụng ngõ đi chung, lối đi qua nhà. Vì lợi ích kinh tế mà các tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến quản lý sử dụng đất đai chiếm phần nhiều. Chính vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp này, các hòa giải viên luôn coi đây là một trách nhiệm của mình và vận dụng tốt những quy định của pháp luật đất đai để tiến hành hòa giải. Các Tổ hòa giải và hòa giải viên đã chủ động tích cực hòa giải các tranh chấp liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khó giải quyết nhất, việc xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu còn căn cứ vào nhiều vấn đề như bản đồ, trích lục đo vẽ do các cơ quan khác quản lý. Đối với hòa giải viên mới chỉ dừng lại ở việc khuyên nhủ, giải thích, vận động các bên tránh mâu thuẫn nhỏ thành tranh chấp lớn. Đa số các tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết như Uỷ ban nhân dân cấp xã, đến Tòa án hay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện...

- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.

- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTWMTTQVN ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở

- Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

- Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở

- Quyết định số 889/QĐ-BTP ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở

- Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Tóm lại, các văn bản Luật nêu trên là cơ sở pháp lý, quy tắc cứng trong việc triển khai các hoạt động hòa giải có liên quan đến các lĩnh vực tương ứng. Mọi hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều căn cứ vào những nguyên tắc xử sự trong các văn bản Luật nêu trên để làm cơ sở, động viên, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp giải quyết ổn thỏa nhất, tránh phải đưa nhau ra tòa án mà vẫn đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)