Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hƣởng đến hoạt động hòa giả

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 62 - 66)

động hòa giải của tỉnh Hải Dƣơng

Tỉnh Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) có diện tích tự nhiện 1.661,2km2, với 1.7 triệu người, tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện, 263 xã, phường, 1493 thôn, khu, dân cư.

Thời Hùng Vương, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; thời bắc thuộc thuộc Hồng Châu; Thời Trần đổi thành Hồng Lộ, đến năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi là Hải Đông lộ; thời thuộc Minh là phủ Nam Sách, Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) cả nước chia làm 5 đạo, Hải Dương thuộc Đông Đạo; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi thành thừa tuyên Nam Sách; năm Quang Thuận thứ 10(1469) đặt là thừa tuyên Hải Dương, sau là trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt là tỉnh Hải Dương. Tháng 1 năm 1968, sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Tháng 2 năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập, trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh như cũ.

Là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng. Hải Dương có vai trò làm cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đường giao thông quốc gia quan trọng chạy qua. Giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt đều phát triển mạnh, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương. Ngoài ra, Hải Dương còn cung cấp sản phẩm, hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham

gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước. Do vậy, Hải Dương vừa có cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh.

Những thành tựu, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm đổi mới càng tạo ra cho Hải Dương những lợi thế to lớn về vị trí địa lý. Hải Dương đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.

Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, lại cận kề Kinh thành Thăng Long - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước; đương nhiên, văn minh sông Hồng, văn hoá Thăng Long trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên đất này. Vùng đất này còn có tên gọi là "xứ Đông", bởi nằm ở vị trí phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa.

Hải Dương có 9 huyện đồng bằng phì nhiêu bát ngát, tiếp giáp là hai

huyện miền núi Chí Linh, Kinh Môn (liền một dải với huyện Đông Triều - từ

năm 1961 về trước vẫn thuộc Hải Dương) là một vùng núi non kỳ thú, sơn

thuỷ hữu tình, nhiều núi đẹp nổi tiếng từ xưa: Trán Rồng, Côn Sơn, Ngũ Nhạc, Phượng Hoàng, Bái Vọng, Trúc Sơn, An Lạc, An Phụ, Kính Chủ v.v. Đây là vùng đất lý tưởng để các bậc tiên hiền thấm nhuần lẽ xuất xử của đạo

Nho lựa chọn. Ở đây, khi bất đắc chí, phải lui về (xử), chỉ đi qua vài dốc núi,

nhà nho đã vào đến chốn lâm tuyền, đã tìm được nơi vô cùng thanh tĩnh, yên

ả để ở ẩn, tránh thế tục, "lánh đục về trong". Khi thời cơ đến cần ra giúp đời,

chỉ một hai khắc giờ đã kịp về với đồng bằng, thậm chí chỉ một hai ngày đường bộ hoặc ngồi thuyền là đã về tới Thăng Long, hoặc dễ dàng, mau

chóng tới những địa phương khác - nơi cuộc đời đang cần họ ra tay "trị quốc,

bình thiên hạ".

Những điều kiện địa lý, lịch sử và con người nói trên đã là nguyên nhân làm cho xứ Đông trở thành nơi sinh ra nhiều danh nhân, thành nơi mời gọi nhiều anh tài 4 phương về đây lập nghiệp như: danh nhân quân sự thế

giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ. Hải Dương cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh

Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công

lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng.

Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ

có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm (Kinh Môn), đến

những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Đồng tại Đồi Thông 9 Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),…văn hóa Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, để lại dấu ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện kịch sử trọng đại, những danh nhân nổi tiếng, đã tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt – nơi kết hợp hải hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 133 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh).

Hiện nay, tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu, di tích lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam...

truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay. Toàn tỉnh có 881 lễ hội, trong hoạt động lễ hội đã khôi phục và phát triển nhiều lễ hội truyền thống ở các làng, xã; hầu hết lễ hội ở Hải Dương đều được tổ chức ở các thiết chế văn hoá cổ như đình, chùa, đền, miếu và di tích lịch sử văn hoá khác.

Từ một tỉnh nông nghiệp, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và phổ biến, công nghiệp kém phát triển, đến năm 2005, Hải Dương đã trở thành một tỉnh phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy cao độ tiểm năng, nguồn lực của địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, có những cơ sở công thương nghiệp, dịch vụ đáng kể, là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút được sự hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế. Đến nay, Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Hải Dương là một trong số các tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao trong cả nước (cùng với Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh). Về quy mô kinh tế, Hải Dương đứng thứ 12 trong số 64 tỉnh, thành trong cả nước, đứng thứ 4 trong số 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Với bề dày về truyền thống lịch sử và đặc sắc về văn hóa như vậy, mảnh đất, con người Hải Dương có những dấu ấn riêng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã và đang xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo hành trang lớn trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, sự nghiệp y tế, giáo dục, dân số, môi trường đạt được những bước tiến đáng kể. Ý thức pháp luật và trình độ dân trí của nhân dân từng bước được nâng lên, phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng đẵ đạt những kết quả khả quan.

Tuy nhiên, những phát sinh tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh, lao động thiếu việc làm, các loại hình dịch vụ có điều

kiện về an ninh trật tự ngày càng gia tăng, quản lý đất đai, quản lý xây dựng ngày càng phức tạp, tình trạng ô nhiêm mội trường, giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp là điều kiện dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Vì vậy, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh còn phát sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn gây mất an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, trong đó có các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về thừa kế, việc thuê, mượn, sử dụng đất, sử dụng lối đi chung, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về lối sống, ý thức trách nhiệm và cách nuôi dạy con cái....Đã có nơi, mâu thuẫn phát sinh thành tranh chấp dân sự, thậm chí dẫn đến thành vụ án hình sự phức tạp, gây mất trật tự ở địa phương.

Để giải quyết triệt để những vấn đề nêu trên, từ trong đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực công tác. Xuất phát từ nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động hòa giải trong việc phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư nên công tác hòa giải ở cơ sở đã được coi trọng góp phần làm giảm đáng kể mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)