Mô hình hòa giải của Trưởng thôn ở Philippin

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60)

Mô hình hòa giải ở Philippin mang tính đặc thù ở chỗ kết hợp cả yếu tố công quyền và yếu tố tự quản. Mô hình này được thiết lập ở Barangay- đơn vị hành chính nhỏ nhất Philippin từ năm 1978 theo Sắc lệnh của Tổng thống và được pháp điển hóa trong Bộ luật Chính quyền địa phương năm 1991. Cơ chế này được thực thi bởi hội đồng hòa giải ở cơ sở- một cơ quan bao gồm người đứng đầu Barangay làm chủ tịch và từ 10-20 thành viên cư trú hoặc làm việc ở Barangay, đều là những người có uy tín và công tâm, do trưởng thôn lựa chọn.

Quy trình giải quyết tranh chấp như sau: Nếu các bên không tự giải quyết được tranh chấp bằng thương lượng, các bên phải đưa tranh chấp tới trưởng thôn để giải quyết trước khi khởi kiện ra tòa án. Một ngày sau khi nhận được đơn, trưởng thôn sẽ triệu tập các bên đến để hòa giải. Nếu trưởng thôn không hòa giải thành, vụ việc sẽ được gửi tới Ban hòa giải (Pangkat Tagapagkasundo) gồm 3 thành viên của hội đồng hòa giải cơ sở để hòa giải.

Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình này, các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu trưởng thôn hoặc ban hòa giải làm trọng tài phân xử vụ việc. Trường hợp cả trưởng thôn và ban hòa giải đều không giải quyết được tranh chấp, các bên có thể khởi kiện ra tòa án. Trường hợp hòa giải thành hoặc một phán quyết trọng tài được đưa ra, thỏa thuận hòa giải hoặc phán quyết giải quyết đó sẽ có hiệu lực sau 10 ngày và được thi hành như một bản án của tòa án. Trường hợp có bên không tự nguyện thi hành, trưởng thôn có quyền giữ tài sản của bên có nghĩa vụ và bán để thu hồi nợ cho bên có quyền.

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)