Những kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60 - 62)

Qua các mô hình giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở của các nước trên thế giới cho thấy, biện pháp giải quyết tranh chấp, xích mích bằng con đường hòa giải đều được thừa nhận ở các nước trên thế giới với các hình thức, mức độ ghi nhận khác nhau và có rất nhiều điểm tương đồng với

hòa giải ở cơ sở của Việt Nam như phạm vi hòa giải, nguyên tắc tự nguyện trong hòa giải, rồi các quy định và sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động hòa giải...Mặt khác, hòa giải ở cơ sở của một số quốc gia có điểm khác biệt do sự khác nhau về văn hóa, tâm lý như: việc thu một khoản lệ phí hòa giải ở Singapore, Mỹ, Úc; Thỏa thuận hòa giải được cơ quan có thẩm quyền công nhận và thực hiện như bản án của Tòa án ở Trung Quốc, kết hợp yếu tố tự quản ở làng, khu dân cư và yếu tố công quyền thông qua Ban hòa giải ở Philippin... Đó cũng là những kinh nghiệm cần nghiên cứu để áp dụng hiệu quả ở Việt Nam, đó là:

- Đa dạng hóa hình thức hòa giải, thành lập những trung tâm hòa giải cộng đồng. Những trung tâm này về tính chất được tổ chức cao hơn Tổ hòa giải ở cơ sở. Thực tế, các xã, phường, thị trấn của nước ta thành lập Ban hòa giải để giải quyết các vụ việc mà tổ hòa giải hòa giải không thành. Luật hòa giải ở cơ sở đã điều chỉnh rất đầy đủ về hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, cần xem xét nghiên cứu thêm loại hình của trung tâm hòa giải cộng đồng của các nước trên thế giới đã và đang hoạt động rất có hiệu quả trong lĩnh vực hòa giải.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho hòa giải viên là rất cần thiết. Cần có chương trình, tài liệu cụ thể cho từng đối tượng làm công tác hòa giải, bảo đảm sự tương thích giữa tính chất phức tạp của các tranh chấp ngày càng tăng với trình độ của hòa giải viên.

- Hiệu lực thi hành của thỏa thuận hòa giải ở nước ta hiện nay còn rất thấp, nên chưa khuyến khích, động viên các bên tranh chấp yêu cầu, tham gia hòa giải ở cơ sở. Có thể vận dụng phương thức của Trung Quốc về việc công nhận thỏa thuận hòa giải ở cơ sở của một cơ quan, tổ chức thích hợp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)