Để thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, ngoài việc thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh về hoạt động này, tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ đạo, ban hành những văn bản riêng phù hợp với quy định pháp luật và thực tế của địa phương để thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể:
- Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 08 tháng 11 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở đã nhận định:
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới tổ hòa giải được thành lập rộng khắp; hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm chỉ đạo và dần đi vào nề nếp; chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; hoạt động hòa giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời nhiều vụ, việc vi phạm pháp luật, mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận,
ổn định, thúc đẩy kinh tế -xã hội ở địa phương phát triển [63]. Nội dung Chỉ thị tập trung vào 5 nội dung:
+ Tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở và giao trách nhiệm này cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cho công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giúp Ủy ban nhân dân các cấp củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý và tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở thông qua việc bổ sung, kiện toàn cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở của Ủy ban nhân dân các cấp; củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức của tổ hòa giải; đảm bảo 100% thôn, khu dân cư có ít nhất một Tổ hòa giải
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức: tăng cường sự phối hợp giữa tổ hòa giải với Tổ công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Huy động và khuyến khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu pháp luật tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép hoạt động mạng lưới trợ giúp pháp lý với hoạt động của các tổ hòa giải.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải. Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và nguồn hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê; định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đồi với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.
CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 17/12 quy định mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Theo quyết định này, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở là 500.000đ/tổ hòa giải cho 01 năm.
Ngoài ra, hằng năm trong các chương trình công tác tư pháp, chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đều có những nội dung quy định về công tác hòa giải.