Thể chế hòa giải một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 57 - 59)

Trong đời sống quốc tế, xu hướng chung của thế giới hiện nay là hòa giải cần phải được tăng cường hơn nưa, thâm nhập sâu hơn vào đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam hòa giải ở cơ sở được xem là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Điều đó không có nghĩa là hòa giải ở cơ sở chỉ có ở Việt Nam. Ở một số quốc gia trên thế giới, hòa giải ở cơ sở được thừa nhận và khuyến khích. Về bản chất hòa giải ở cơ sở ở các quốc gia này giống với so với hòa giải ở cơ sở ở nước ta. Hòa giải ở cơ sở hay hòa giải cộng đồng là mô hình được các nước trên thế giới đặc biệt là các nước Chấu Á có truyền thống hòa giải lâu đời dưới tác động của văn hóa làng xã. Có thể khái quát ba mô hình hòa giải cộng đồng như sau: mô hình hòa giải nhân dân (hòa giải ở cơ sở) ở Trung Quốc, Lào; mô hình trung tâm hòa giải cộng đồng như ở Singapo, Mỹ, Canada, Úc; Mô hình hòa giải của trưởng thôn (có sự kết hợp giữa chính quyền và sự tự quản của nhân dân) ở Philippin.

1.6.1. Mô hình Hòa giải nhân dân.

Mô hình này hình thành và phát triển ở các nước Châu Á có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và Cộng hòa nhân dân Lào. Hòa giải ở cơ sở trở thành một nét đặc thù văn hóa của châu Á, đã tồn tại từ lâu đời trong các cộng đồng làng, xã nông nghiệp cổ truyền và nay tiếp tục được duy trì, phát huy với việc thể chế hóa thành Luật và sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước về chuyên môn cũng như kinh phí hoạt động.

Ở Trung Quốc, thiết chế hòa giải được thành lập từ năm 1954 và đến năm 2010, Luật Hòa giải nhân dân được ban hành. Hiên nay, ở Trung Quốc có 82.4 vạn tổ chức hòa giải nhân dân, trong đó: 67.4 vạn ủy ban hòa giải nhân dân thôn, phố; 7.9 vạn ủy ban hòa giải nhân dân đơn vị doanh (sự) nghiệp; 4.3 vạn ủy ban hòa giải nhân dân huyện, thành phố; 1.2 vạn tổ chức hòa giải nhân dân mang tính chất nghề nghiệp với 494 vạn hòa giải viên. Ở Lào, bên cạnh các loại hình hòa giải thì hòa giải nhân dân ở bản tương tự hình thức hòa giải ở cơ sở ở nước ta.

Hòa giải nhân dân hay hòa giải ở cơ sở có đặc điểm sau:

- Do một tổ chức hòa giải nhân dân được thành lập ở cơ sở (thôn, bản, ấp, khu dân cư) do Ủy ban hòa giải nhân dân (Trung Quốc), Tổ hòa giải (ở Lào) với thành phần do nhân dân bầu ra.

- Tổ chức hòa giải nhân dân hoạt động dưới sự giám sát, hướng dẫn, của chính quyền cơ sở và được chính quyền hỗ trợ kinh phí hoạt động

- Thực hiện hòa giải không thu phí.

- Phạm vi hòa giải bao gồm các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, bao gồm cả các vi phạm pháp luật nhỏ chưa đến mức bị xử lý hình sự.

- Thỏa thuận hòa giải có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tranh chấp, và các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng như đã thỏa thuận. Ủy ban hòa giải nhân dân giám sát việc thực hiện thỏa thuận hòa giải và đôn đốc các bên thực

hiện đúng nghĩa vụ của họ như đã thỏa thuận. Sau khi hòa giải nhân dân có hiệu lực, Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn về thủ tục công nhận hòa giải nhân dân ngày 23/3/2011. Thủ tục công nhận thỏa thuận hòa giải đã được đưa vào Luật Tố tụng dân sự Trung quốc sửa đổi 2012) với tư cách là một thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt.

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)