CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CP ICD TÂN CẢNG LONG BÌNH
2.2.2.2 Thực trạng đánh giá rủi ro
* Xác định các mục tiêu của công ty
Qua khảo sat cho thấy mỗi năm công ty đều dựa kết quả sản xuất kinh doanh của năm cũ và dựa trên năng lực hiện tại của đơn vị cũng như tình hình chung của nền kinh tế để lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo, trong đó có thiết lập các mục tiêu trọng tâm cần hoàn thành (100%). Theo đó, mức độ rủi ro cao hay thấp chịu ảnh hưởng rất lớn từ kế hoạch và mục tiêu đề ra. Sau khi kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt bởi cấp quản lý và hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty tổ chức họp toàn
đề ra phương hướng hoạt động trong năm tiếp theo. Năm 2015, mục tiêu trọng tâm của công ty là tiếp tục phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ kho bãi, vận tải, logistics và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra và hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đã đặt ra. Công ty cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cho các phòng ban chức năng (100%). Các trưởng phòng sẽ đại diện phòng ban của mình, lên ký kết thỏa ước thi đua tập thể cam kết hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên tỉ lệ thấp 40% biết đến nội dung chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu.
* Nhận dạng rủi ro
Qua khảo sát cho thấy công ty có xem xét, nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của đơn vị (100%) như các chính sách thuế và hải quan thay đổi ảnh hưởng đến việc sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, các quy định về hạn chế tải trọng vận tải, thu phí cầu đường, chi phí nhiên liêu, cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải, sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh, tình hình an ninh khu vực…, các sự kiện ảnh hưởng đến báo cáo tài chính (50%). Tuy nhiên việc nhận dạng rủi ro vẫn còn hạn chế và chủ yếu được tiến hành bởi các cấp quản lý phòng ban (90%). Qua phỏng vấn các trưởng phòng và được biết hoạt động kinh doanh khai thác Cảng ICD xảy ra rất nhiều rủi ro, tuy nhiên các bộ phận chỉ quan tâm đến những loại rủi ro liên quan chức năng của phòng. Cụ thể:
Trưởng phòng tổ chức hành chính quan tâm đến các rủi ro về mặt pháp lý, các chính sách quy định, thủ tục hành chính của nhà nước và các rủi ro liên quan đến thiên tai, an toàn lao động, an toàn hàng hóa, con người, cơ sở vật chất Công ty... Trưởng phòng kế toán quan tâm đến các rủi ro về việc thu hồi công nợ, quy trình thanh toán, tạm ứng và đặc biệt các rủi ro liên quan đến việc báo cáo, lưu trữ số liệu tài chính công ty đến cấp trên và các cơ quan chức năng nhà nước…Trưởng Trung tâm ĐHSX quan tâm đến các rủi ro về quy trình sản xuất của Công ty…Trưởng phòng kinh doanh chú trọng đến các rủi ro về cạnh tranh, chính sách giá cả và các dịch vụ thuê ngoài.
Việc nhân dạng rủi ro sẽ được báo cáo lên ban giám đốc trong các cuộc họp định kỳ.
ro (100%) qua việc thực hiện bắt buộc cấp quản lý phòng tổng hợp đánh giá các rủi ro trong bộ phận của mình và báo cáo định kỳ (100%). Mặc dù có cố gắng trọng việc đánh giá ảnh hưởng của các rủi ro (90%), việc định lượng tính chính xác về mức độ ảnh hưởng vẫn chưa chính xác do ban giám đốc tập trung nhiều về việc phát triển kinh doanh, các phòng ban chức năng chú trọng thực hiện công việc chuyên môn. Nhân viên chỉ cố gắng thực hiên nghiệp vụ chuyên môn của mình, họ không tham gia đến quá trình quản trị doanh nghiệp và cho rằng việc nhận dạng, đánh giá rủi ro là công việc cảu cấp quản lý (90%)