Nguồn cung ứng lao động

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 128 - 129)

II. Giới tính Ngườ

e.Nguồn cung ứng lao động

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở ra với nhiều hình thức. Thời lượng học được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng. Hình thức bồi dưỡng ngắn ngày để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong xử lý công việc; bồi dưỡng thành nhiều đợt, bán tập trung theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm; trang bị kiến thức kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Mặc dù đã được xác định theo vị trí công việc - cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn, trong đó công chức chuyên môn được xác định là làm việc ổn định, lâu dài nhưng trên thực tế việc điều động, luân chuyển từ công chức chuyên môn sang đảm nhiệm các chức vụ cán bộ chuyên trách vẫn diễn ra phổ biến. Cả cán bộ và công chức cấp xã đều biến động theo nhiệm kỳ và bổ sung mới liên tục nên cần phải thường xuyên phải đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho từng nhóm cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư cho đào tạo cần xác định là nhiệm vụ

thường xuyên và mang tính ổn định lâu dài.

Mở rộng mạng lưới các tham gia đào tạo thông qua việc thu hút các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm giáo dục thường xuyên đóng trên

địa tỉnh, huyện tham gia vào liên kết mở các khóa đào tạo theo yêu cầu và các khóa đào tạo bắt buộc nhằm mục đích nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 128 - 129)