II. Giới tính Ngườ
b. Về trình độ
Về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa được chia thành hai mức là: THCS và THPT. Có 21/380 người tốt nghiệp THCS, chiếm 5,5%; có 359/380 người, chiếm 94,5% tốt nghiệp THPT.
Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị gồm có 4 mức là: Chưa qua bồi dưỡng; sơ cấp; trung cấp và cao cấp lý luận chính trị. Có 78/380 người chưa qua bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, chiếm 20,5%; có 17/380 người đạt trình độ sơ cấp, chiếm 4,5%; có 272/380 người đạt trình
độ trung cấp, chiếm 71,6%; có 13/380 người đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị, chiếm 3,4%.
Trình độ của cán bộ cấp xã theo tổng hợp sau
Bảng 4.3: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp xã của huyện Vụ Bản năm 2013
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Trình độ văn hoá
Trung học phổ thông 21.0 5.53 Trung học cơ sở 359.0 94.47 2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Chưa qua đào tạo 147.0 38.68 Sơ cấp 4.0 1.05 Trung cấp 164.0 43.16 Cao đẳng 4.0 1.05 Đại học 61.0 16.05 3 Trình độ lý luận chính trị - Chưa qua đào tạo 78.0 20.53 Sơ cấp 17.0 4.47 Trung cấp 272.0 71.58 Cao cấp 13.0 3.42 4 Trình độ Quản lý nhà nước - Trung cấp 265.0 69.74
Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên trở lên 14.0 3.68
5 Trình độ tin học - Trung cấp trở lên 2.0 0.53 Chứng chỉ 173.0 45.53 6 Trình độ Tiếng Anh - Chứng chỉ 40.0 10.53 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vụ Bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69
Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn có 5 mức là: Chưa qua đào tạo; sơ cấp; trung cấp; cao đẳng và đại học. Có 147/380 người chưa
được đào tạo chuyên môn nào, chiếm 38,7%; có 4/380 người đạt trình độ sơ
cấp, chiếm 1,1%; có 164/380 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 43,2%; có 61/380 người, chiếm 16,1% đạt trình độđại học.
Trình độ tin học và ngoại ngữ: Có 175/380 người có trình độ tin học, chiếm 46,1%; có 40/380 người có trình độ ngoại ngữ, chiếm 10,5% tổng số
cán bộ cấp xã của huyện. Đây là một hạn chế rất lớn về trình độ của đội ngũ
cán bộ cấp xã của huyện Vụ Bản đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập và mở
cửa hiện nay.
Qua các số liệu trên, chúng tôi nhận xét sau:
Thứ nhất, trong khi cả nước đang xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo thì tại các xã vẫn còn tỷ lệ nhất định chỉ tốt nghiệp THCS, trình
độ được coi là phổ cập giáo dục. Hạn chế này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng NNL tại các xã của huyện.
Thứ hai, các kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn hay kỹ năng quản lý còn rất thấp đặc biệt là trình độ chuyên môn chưa qua đào tạo chiếm 38,7%. Tỷ lệ cán bộ chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 26,6%; Có gần 55 % cán bộ làm chuyên môn chưa được đào tạo trình
độ tin học. Với thực trạng này, đội ngũ cán bộ cấp xã của huyện gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cũng nhưđể tự học tập nâng cao trình độ.
Thứ ba, mức đạt được trong các trình độ chủ yếu là trung cấp: trung cấp lý luận chính trị là 71,6%; trung cấp chuyên môn là 43,2%.
Tóm lại, với thực trạng như trên thì vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ cấp xã trong huyện là vấn đềđáng báo động.
Đối với nhóm cán bộ chuyên trách: Theo thống kê, trình độ của nhóm cán bộ chuyên trách huyện Vụ Bản được thể hiện tại Bảng 4.4:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
Trình độ văn hóa: Có 21/187 người tốt nghiệp THCS, chiếm 11,2%; có 166/187 người tốt nghiệp THPT, chiếm 88,8%.
Trong đó: Nhóm cán bộ chủ chốt (gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) có 97 người thì có 13 người tốt nghiệp THCS, chiếm 13,4%; 84 người tốt nghiệp THPT, chiếm 86,6%.
Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã (gồm Chủ tịch UBMTTQ, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) có 90 người thì có 8 người tốt nghiệp THCS, chiếm 8,9%; 82 người tốt nghiệp THPT, chiếm 91,1%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
Bảng 4.4 Thực trạng trình độ học vấn và chính trị nhóm chuyên trách
TT Chức danh
Trình độ học vấn Trình độ lý luận chính trị Trung hoc
phổ thông Trung học cơ sở Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa qua ĐT Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Bí thưđảng ủy 15 83.33 3 16.67 - 16 88.89 1 5.56 1 5.56 2 Phó bí thưđảng ủy 16 88.89 2 11.11 1 5.56 17 94.44 - - 3 Chủ tịch UBND 15 83.33 3 16.67 - 17 94.44 1 5.56 - 4 Phó CT UBND 21 84.00 4 16.00 4 16.00 21 84.00 - - 5 Phó CT HĐND 17 94.44 1 5.56 1 5.56 16 88.89 1 5.56 - 6 CT UBMTTQ 17 94.44 1 5.56 1 5.56 16 88.89 1 5.56 - 7 Chủ tịch HPN 18 100.00 - - 14 77.78 2 11.11 2 11.11 8 Bí thưĐoàn TN 18 100.00 - - 8 44.44 1 5.56 9 50.00 9 Chủ tịch HCCB 14 77.78 4 22.22 - 15 83.33 - 3 16.67 10 Chủ tịch HND 15 83.33 3 16.67 1 5.56 15 83.33 1 5.56 1 5.56 Tổng 166 88.77 21 11.23 8 4.28 155 82.89 8 4.28 16 8.56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
Bảng 4.5 Thực trạng trình độ chuyên môn cán bộ chuyên trách cấp xã
Chức danh
Trình độ chuyên môn nhiệp vụ
Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua ĐT SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Bí thư xã 1 5.6 - 5.0 27.8 - 12.0 66.7 Phó bí thư xã 1 5.6 1.0 5.6 7.0 38.9 - 9.0 50.0 Chủ tịch UBND 2 11.1 - 8.0 44.4 8.0 44.4 Phó CT UBND 2 11.1 - 13.0 72.2 - 10.0 55.6 Phó CT HĐND 6.0 33.3 - 12.0 66.7 CT UBMTTQ 1 5.6 - 5.0 27.8 1.0 5.6 11.0 61.1 Chủ tịch HPN 1 5.6 2.0 11.1 3.0 16.7 1.0 5.6 11.0 61.1 Bí thưĐoàn TN 7 38.9 1.0 5.6 3.0 16.7 - 7.0 38.9 Chủ tịch HCCB 2 11.1 - 4.0 22.2 - 12.0 66.7 Chủ tịch HND 3 16.7 - 4.0 22.2 1.0 5.6 10.0 55.6 Tổng cộng 20 10.7 4.0 2.1 58.0 31.0 3.0 1.6 102.0 54.5 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vụ Bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
Trình độ chuyên môn: Có 102/187 người chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm 54,5%; 3/187 người đạt trình độ sơ cấp, chiếm 1,6%; 58/187 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 31,0%; 4/187 người đạt trình độ cao đẳng, chiếm 2,1%; 20/187 người có trình độđại học, chiếm 10,7%.
Nhóm cán bộ chủ chốt chưa qua đào tạo chuyên môn có 51/97 người, chiếm 52,6%; 39/97 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 40,2%; 1/97 người
đạt trình độ cao đẳng, chiếm 1%; 6/97 người có trình độđại học, chiếm 6,2%. Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã chưa qua đào tạo chuyên môn có 51/90 người, chiếm 56,7%; 3/90 người đạt trình độ sơ cấp, chiếm 3,3%; 19/90 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 21,1%; 3/90 người đạt trình độ cao đẳng, chiếm 3,3%; 14/90 người có trình độđại học, chiếm 15,6%.
Về trình độ quản lý nhà nước: Trình độ quản lý nhà nước được chia thành 5 mức là: Chưa qua bồi dưỡng; đã qua bồi dưỡng; sơ cấp, trung cấp và cử nhân. Cán bộ xã trong huyện có 101/380 người chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 26,6%; có 14/380 người đã qua bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chiếm 3,7%; có 259/380 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 68,2%. có 64/380 người có trình độ cử nhân về quản lý nhà nước, chiếm 1,6%.
Nhóm cán bộ chủ chốt có 97/97 người đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 100%.
Nhóm trưởng các đoàn thể trong xã chưa qua bồi dưỡng có 29/90 người, chiếm 32,2%; 61/90 người đã qua bồi dưỡng, chiếm 67,8%.
Trình độ tin học: Số cán bộ chuyên trách có chứng chỉ tin học là 85/187 người, chiếm 45,5%. Còn lại 102/187 cán bộ chưa được trang bị kiến thức tin học (chiếm 54,5%).
Qua số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại cấp xã của huyện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Vụ Bản đã cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi rất lớn đểđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tiếp thu, nhận thức cũng như truyền đạt nội dung. Trình độ lý luận chính trị cao thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền và đoàn thể. Tuy nhiên trình độ chuyên môn đạt ở mức 47,4% là thấp so với yêu cầu đặt ra, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Nếu như lý luận chính trị là lĩnh vực mang tính chất định hướng thì trình độ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo trong mọi hoạt động chung của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã. Thực tế là 52,6% cán bộ chủ chốt cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến một tình trạng là cán bộ làm việc theo cảm tính, theo kinh nghiệm sẵn có.
Đối với nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã: Ngày nay, tốt nghiệp THCS mới chỉ được xác định là phổ cập. Đây là một trong những nguyên nhân sẽ khiến cho trình độ của cán bộ là trưởng các đoàn thể bị hạn chế.
Trình độ chuyên môn của nhóm này chưa cao. Mặc dù hoạt động của họ không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân nhưng chất lượng hoạt động của họ liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các đoàn thể trong xã, thị trấn. Vì vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ
trưởng các đoàn thể là rất cấp thiết.
Nhóm cán bộ làm chuyên môn
Theo thống kê, thực trạng trình độ cán bộ cấp xã của huyện Vụ Bản như sau:
Trình độ học vấn: Có 193/193 người tốt nghiệp THPT, chiếm 100%.
Trình độ chuyên môn: Có 45/193 người chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, chiếm 23,3 %; Có 1/193 người có trình độ sơ cấp, chiếm 0,5%; Có 106/193 người có trình độ trung cấp về chuyên môn, chiếm 54,9%; 41/193 người có trình độđại học, chiếm 21,2%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Bảng 4.6: Thực trạng trình độ chuyên môn nhóm cán bộ chuyên môn cấp xã Chức danh Trình độ chuyên môn nhiệp vụ
Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo SL Tỷ lệ (%) SL (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Trưởng công an 1 5,9 - 10 58,8 - 6 35,3 Chỉ huy trưởng - - 14 82,4 - 3 17,6 Tài chính kế toán 10 52,6 - 8 42,1 - 1 5,3 Tư pháp 2 8,3 - 12 50,0 - 10 41,7 Văn phòng 7 15,6 - 21 46,7 1 2,2 16 35,6 Địa chính–NN-XD 17 48,6 - 16 45,7 - 2 5,7
Văn hóa – Xã hội 4 11,1 - 25 69,4 - 7 19,4
Tổng cộng 41 21,2 0 0 106 54,9 1 0,5 45 23,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Trình độ quản lý nhà nước: Có 72/193 người chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 37,3%; 121/193 người đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 62,7%.
Trình độ tin học: Số cán bộ có bằng tin học là 90/193 người, chiếm 46,6%; Còn lại 103/193 người, chiếm 53,4% chưa được trang bị kiến thức tin học.
Tổng hợp chung, tôi có nhận xét như sau:
Về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước: Nhóm cán bộ chuyên môn cấp xã cũng tương đối cao và đang tăng dần lên so với các năm trước.
Về trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đội ngũ
cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, cả trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cấp xã chủ yếu là trung cấp, tỷ lệ cán bộ có trình độđại học còn rất thấp.
Trình độ tin học: Có 53,4% cán bộ cấp xã chưa được trang bị kiến thức về tin học, chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học phục vụ công tác chuyên môn. Đây là một lỗ hổng lớn trong trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành công việc của đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ trong ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã
Tổng số có 108 cán bộ trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã với cơ
cấu như sau:
Về nguồn cán bộ: Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã được hình thành từ nguồn cán bộ có sẵn tại xã với 6 cán bộ kiêm nhiệm gồm: Cán bộ khuyến nông, cán bộ khuyến ngư, cán bộ thú y, cán bộ giao thông thủy lợi và cán bộ
làm công tác BVTV. Ban này hoạt động dưới sựđiều hành của Trưởng ban là Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp của xã.
Tất cảđều hoạt động kiêm nhiệm.
Về độ tuổi: Theo thống kê có 16 người từ 30 tuổi trở xuống, chiếm 14.81%; có 32/108 người trong độ tuổi 31 - 40, chiếm 29.63%; có 41/108
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 người trong độ tuổi 40 - 50, chiếm 37.96%; 41/108 người trong khoảng 50 tuổi, chiếm 37.96% và có 19/108 người trên 50 tuổi, chiếm 17.59%. Từ số
liệu trên ta có thể thấy cán bộ thuộc ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã huyện Vụ Bản chưa được trẻ hoá, độ tuổi trên 50 còn chiếm tỷ lệ cao. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
Bảng 4.7. Tổng hợp trình độ cán bộ thuộc BCĐ xây dựng NTM cấp xã
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ -
Chưa qua đào tạo 22 20.37 Sơ cấp 28 25.93 Trung cấp 45 41.67 Cao đẳng 12 11.11 Đại học 1 0.93 2 Trình độ lý luận chính trị - - Chưa qua đào tạo 22 20.37 Sơ cấp 28 25.93 Trung cấp 45 41.67 Cao đẳng 12 11.11 Đại học 1 0.93 Cao cấp - - 3 Trình độ Quản lý nhà nước - Trung cấp 32 29.63
Chứng chỉ bồi dưỡng chương trình chuyên viên
trở lên 76 70.37 4 Trình độ tin học - Trung cấp trở lên 15 13.89 Chứng chỉ 93 86.11 5 Độ tuổi - Từ 30 tuổi trở xuống 16 14.81 Từ 31 đến 40 tuổi 32 29.63 Từ 41 đến 50 tuổi 41 37.96 Từ 51 tuổi đến 60 tuổi 19 17.59 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vụ Bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn có 5 mức là: Chưa qua đào tạo; sơ cấp; trung cấp; cao đẳng và đại học. Có 22/108 người chưa
được đào tạo chuyên môn nào, chiếm 20.37%; có 28/108 người đạt trình độ
sơ cấp, chiếm 25.93%; có 45/108 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 41.67%; có 12/108 người trình độ cao đẳng, chiếm 11.11% và có 01 người trình độđại