II. Giới tính Ngườ
b. Về nội dung
Về nội dung giảng dạy: Có 63,33% đánh giá nội dung giảng dạy là phù hợp, 4,44% đánh giá là chưa phù hợp và có 32,22% không có ý kiến. Có thể
thấy rằng các cấp chính quyền đã quan tâm bồi dưỡng cán bộ cấp xã, chú ý
đến nội dung giảng dạy. Tuy nhiên còn nhiều lớp có nội dung trùng lặp.
Về phương pháp giảng dạy: Có 51,11% đánh giá là phương pháp giảng dạy phù hợp, 7,6% đánh giá phương pháp giảng dạy chưa phù hợp và 30,5% không có ý kiến đánh giá. Như vậy đa số cán bộ cho rằng phương pháp giảng dạy như vậy là phù hợp. Tuy nhiên còn một số cán bộ cho rằng phương pháp giảng dạy còn chưa được, còn mang nặng lý thuyết.
Về thời điểm tổ chức đào tạo: Một số cán bộ cho rằng thời điểm tổ chức một số lớp tập huấn trong thời gian qua chưa hợp lý, một số lớp học tổ chức
đúng vào thời vụ nông nghiệp đan xen chồng chéo nhiều việc, họ không sắp xếp được thời gian hợp lý, không chuyên tâm tập trung học tập đã gây khó khăn cho cán bộ cấp xã khi tham gia học tập.
Về địa điểm tổ chức đào tạo: Phần lớn các được tổ chức tại UBND huyện, một số lớp học tại tỉnh, một số lớp được tổ chức ngay tại. Có 16,9% cán bộđánh giá địa điểm học như vậy là tương đối xa, có 53,4% ý kiến đánh giá là phù hợp và 29,7% không có ý kiến đánh giá.
Các lớp học tại huyện thì đa số cho là hợp lý còn các lớp học tại tỉnh đa số học viên cho là xa gây khó khăn cho học viên về việc đi lại, kinh phí hạn chếảnh hưởng đến tài chính của bản thân.
Về thời gian tổ chức đào tạo: Có 42,4% đánh giá thời gian như vậy là phù hợp, có 21,2% ý kiến cán bộ cho rằng thời gian như vậy là quá ngắn và 36,4% không có ý kiến đánh giá.
Tóm lại: Qua điều tra thực tế cho thấy công tác đào tạo, nâng cao chất lượng NNL cho xây dựng NTM của huyện đã được quan tâm nhưng vẫn chưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn dẫn đến chất lượng chưa cao. Để trang bị cho cán bộ thực hiện chương trình xây dựng NTM những kiến thức cơ bản để
thực hiện thành công 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí để xây dựng NTM, rất cần có những chương trình đào tạo phù hợp để học viên nâng cao trình độ phục vụ
tốt hơn cho công tác ởđịa phương.
4.2.3 Xác định những khó khăn đối với cán bộ các cấp
a. Cán bộ cấp xã
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ của mình, cán bộ cấp xã có nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
Bảng 4.13: Mức độ khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tại cấp xã
Stt Nội dung
Ít gặp khó khăn Khó khăn Rất khó khăn
Số lượng tỷ lệ % Số lượng tỷ lệ % Số lượng tỷ lệ % 1 Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ cấp cơ sở 59 32.78 23 12.78 98 54.44 2 Không được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn 78 43.33 26 14.44 76 42.22 3 Thiếu thông tin 19 10.56 68 37.78 93 51.67 4 Phải kiêm nhiệm quá nhiều việc 11 6.11 81 45.00 88 48.89 5 Vấn đềđãi ngộđối với cán bộ cơ sở 15 8.33 26 14.44 139 77.22 6 Điều kiện làm việc thiếu thốn 12 6.67 55 30.56 113 62.78 7 Công việc không phù hợp với năng lực 34 18.89 59 32.78 87 48.33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Theo số liệu điều tra về mức độ khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi có kết quả như sau:
- Khó khăn do trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm: Có 54.4% cho rằng gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, 12.8% cho rằng có gặp khó khăn và 32.8% cho rằng ít gặp khó khăn.
- Khó khăn do không được đào tạo chuyên môn: Có 42.2% cho rằng gặp rất nhiều khó khăn , 14.4% cho rằng có gặp khó khăn và 43.3% cho rằng ít gặp khó khăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 37.8% cho rằng có gặp khó khăn và 10.6% cho rằng ít gặp khó khăn.
- Khó khăn do phải làm việc kiêm nhiệm: Có 48.9% ý kiến cho rằng có rất khó khăn, 45% ý kiến cho rằng có gặp khó khăn trở ngại và chỉ có 6,1% ý kiến cho rằng ít gặp khó khăn.
- Khó khăn về chế độ lương và phúc lợi xã hội: 77.2% ý kiến cho rằng, vấn đề lương và và chếđộ hiện gặp nhiều khó khăn.
Như vậy các ý kiến đánh giá mức độ khó khăn tập trung nhiều nhất ở
các nội dung liên quan như: Do phải kiêm nhiều việc, do không được đào tạo, cập nhật kiến thức, do thiếu trình độ, kinh nghiệm và do thiếu điều kiện cung cấp thông tin. Điều này giúp chúng ta có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng NNL trong xây dựng nông mới, trong đó có vấn
đềđào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp xã
đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.