Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 117 - 121)

II. Giới tính Ngườ

4.3.3Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mớ

2 Chủ trương, chính sách của Chương trình xây dựng NTM 137 76

4.3.3Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mớ

nông thôn mi

4.3.3.1 Yếu tố bên trong

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và các yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Xuất phát từ thực tế và kết quả điều tra, chúng tôi phân tích một số yếu tốảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trên địa bàn huyện như sau:

Sự thiếu hụt kiến thức: Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy sự

thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đào tạo của cá nhân đó. Sự thiếu hụt kiến thức của mỗi cá nhân, chức danh là khác nhau dẫn đến nhu cầu đào tạo là khác nhau.

Độ tuổi công tác:Ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 (từ 50 tuổi) không có nhu cầu học dài hạn cho dù họ chưa qua đào tạo trình độ

chuyên môn. Nguyên nhân: Cán bộ sắp đến tuổi nghỉ theo chế độ; ở độ tuổi

đó kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn của họ đạt ở

trình độ nhất định, đối với công việc hiện tại thì họ vẫn hoàn thành được nhiệm vụđảm nhận.

Những cán bộ trẻ có nhu cầu đào tạo cao hơn bởi: Trình độ chuyên môn chưa sâu để phục vụ ngày càng tốt hơn lên họ cần học thêm; thời gian công tác về lâu dài bắt buộc họ phải học để có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn vững vàng.

Trình độ chuyên môn được đào tạo: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy trình độ chuyên môn ban đầu của cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến việc họ có nhu cầu đào tạo. Những cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì bắt buộc họ phải tham gia học tập, bồi dưỡng để chuẩn về trình độđối với chức danh đó.

Những người làm trái ngành học, những người muốn chuyển sang làm công việc khác họ cũng muốn phải tự mình tham gia vào các khóa đào tạo, bổ

sung những kiến thức chuyên môn của lĩnh vực mới.

Chủ trương chính sách của huyện Vụ Bản về nâng cao chất lượng NNL: Chủ chương chính sách của huyện Vụ Bản sẽ có ảnh hưởng rất lớn việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL. Các chế độ đối với người đi học, chế độ sử dụng cán bộ sau khi đào tạo, các quy định về tiêu chuẩn cán bộ là một trong những biện pháp khuyến khích học tập bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Nhn thc ca cán b cho tiến trình xây dng NTM

Cả chính quyền huyện Vụ Bản cũng như các xã trong nhóm điều tra

đều chưa xây dựng được chiến lược phát triển NNL cho đia phương mình một cách khoa học, dài hạn. Tất cả các biện pháp nâng cao chất lượng NNL của

địa phương hiện nay mới chỉ là giải pháp tình thế để đáp ứng nhu cầu công việc trước mắt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112 Hơn nữa, nhận thức mang tính khoa học về chương trình xây dựng NTM của toàn huyện Vụ Bản chưa có. Tất cả vẫn đang xác định, đây là chương trình được đầu tư lớn của Nhà nước và là cơ hội cho chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư, làm đẹp nông thôn.

4.3.3.2 Yếu tố bên ngoài

Tổ chức quản lý đào tạo: là việc xây dựng chiến lược đào tạo, đề xuất và tổ chức mở các ngành đào tạo và phương thức đào tạo các hệ chính quy,

đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, bồi dưỡng các hệđào tạo, bồi dưỡng cho

cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 37 đơn vị đào tạo NNL; trong đó có 11

đơn vị đào tạo NNL thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý, 26 đơn vị đào tạo NNL thuộc tỉnh quản lý với quy mô đào tạo 26.700 người/năm.

Bảng 4.23 Quy mô tuyển sinh của các đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định

Stt Nội dung Số lượng cơ sở Quy mô tuyển sinh

1 Đại học 4 2,090.0

2 Cao đẳng và Cao đẳng nghề 7 5,121.0 3 Trung cấp chuyên nghiệp 14 8,160.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Trung tâm dạy nghề 12 11,390.0

Tổng 37 26,761.0

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định

Các đơn vị đào tạo NNL của Trung ương đóng tại địa phương đã tạo điều kiện rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng NNL tại chỗ, trong đó có đào tạo NNL cho các địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển NNL cho xây dựng NTM.

Năng lực đào tạo của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được nâng lên. Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của người lao động trên địa bàn tỉnh. Ngoài các ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113 nghề truyền thống, các nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh như: kỹ thuật máy tính, lập trình hệ thống, thiết kếđồ họa, cơ điện, điều khiển tựđộng, thiết kế thời trang, chế biến, ...

Ngoài các hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch (đào tạo tại trường theo chương trình chính quy; chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao

động chưa có việc làm, cần đi học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức đào tạo mới được tổ chức:

- Đào tạo tại chức đối với cán bộđang làm việc, muốn nâng cao trình độ; người lao động khác muốn học thêm nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo tại đơn vị theo các chương trình hợp tác liên kết.

- Đào tạo có địa chỉ: dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của chính quyền địa phương.

- Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp

để lấy bằng công nhân kỹ thuật.

- Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình, kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.

Tuy nhiên, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ đào tạo nghề sơ, trung cấp nghề, nghề thường xuyên; tỷ lệ cao đẳng nghề thấp. Những nghề đào tạo chưa đáp ứng bao gồm các ngành có hàm lượng chất xám cao như công nghệ

tin học, quy hoạch nông thôn, tài chính tín dụng, ...

Trước yêu cầu đào tạo nhân lực rất lớn, vật chất các trường như phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành vừa thiếu, vừa xuống cấp; trang thiết bị dạy và học vừa thiếu vừa lạc hậu; một số trường, trung tâm thiếu đất xây dựng; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng làm hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114 chế rất lớn đến điều kiện tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, nhiều đào tạo chủ yếu là học lý thuyết, thời gian đi thực tiễn và thời gian thực hành thấp. Từ đó, một bộ phận học sinh, sinh viên khi mới ra trường không tiếp cận được thực tế, gây tình trạng lãng phí.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực cán bộ cho xây dựng nông thôn mới tại huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 117 - 121)