b. Phát triển nguồn nhân lực cán bộ về mặt chất lượng
2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho thực tiễn phát triển NNL ở Việt Nam
2.2.2.1 Bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng NTM
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được đặt trong tổng thể chính sách phát triển nguồn nhân lực cho yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
Phát triển nguồn nhân lực nông thôn không thể tách rời phát triển nguồn nhân lực chung của nền kinh tế, nói cách khác, việc phát triển nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn phải gắn kết với việc phát triển nhân lực cho toàn nền kinh tế. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải được định hướng theo sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu toàn nền kinh tế, chứ không thể chỉ riêng cho khu vực nông thôn, bởi vì kinh tế nông thôn không thể tách rời kinh tế chung của quốc gia và phải hướng theo sự phát triển chung đó.
Thứ hai, chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn có những đặc thù riêng, so với chính sách phát triển nguồn nhân lực chung.
Trong khi chính sách chung phải xem xét các mục tiêu phát triển nhân lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong dài hạn, trung hạn và ngắn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 hạn thì chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn còn phải xem xét mục tiêu chuyển dịch một bộ phận nhân lực từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp và chuyển dịch trong nội bộ khu vực nông thôn (phân công lại lao động nông thôn).
Phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải tính đến quy hoạch phát triển nông thôn dài hạn, gắn với công nghiệp hóa nền kinh tế. Điểm đặc thù quan trọng nhất của chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn là khu vực sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) phải được xem xét cẩn trọng trong các mối quan hệ với tăng trưởng, an ninh lương thực và việc làm của người lao động để hoạch định chính sách về nhân lực cho phù hợp với khu vực này trong các giai đoạn của toàn bộ quá trình công nghiệp hóa.
Thứ ba, chính sách chi tiêu cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng phải được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách đầu tư công.
Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy rất rõ vai trò của vốn
đầu tư nhà nước vào nhiều mặt khác nhau của chương trình phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Sự thành công trong phát triển nguồn nhân lực nông thôn phụ thuộc rất lớn vào quan điểm và mức độ chi tiêu của Nhà nước vào giáo dục, văn hóa và đào tạo nghề cho người lao động chuẩn bị bước vào nghề và những lao động đang làm việc. Không có nước nào mà Chính phủ lại coi nhẹ chi tiêu ngân sách vào các hoạt
động giáo dục và đào tạo người lao động để có nguồn nhân lực chất lượng cao (có sức khỏe, thể lực tốt, có văn hóa đúng về làm việc và lao động có kỹ năng, tay nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của các ngành kinh tế mới).
Cùng với phân bổ ngân sách thỏa đáng vào giáo dục văn hóa và đào tạo nghề cho người động xã hội nói chung và nông thôn nói riêng. Chính phủ đóng vai trò là người định hướng các chi tiêu này sao cho nguồn nhân lực tạo ra đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng và tăng lên về chất lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 người lao động của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, việc sử dụng vốn ngân sách trong giáo dục, đào tạo người lao động phải được quan tâm đúng mức và có ý nghĩa đảm bảo cho sự thành công của chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Thứ tư, những điểm cần lưu ý khi áp dụng các kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam.
- Đào tạo nghề và giáo dục kỹ năng chuyên môn thường xuyên cho người lao động, nhất là lao động nông thôn rất đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cần chú trọng vào việc đầu tư đầy
đủ và đồng bộ vào các chương trình giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực nông thôn để rút ngắn khoảng cách về kỹ năng chuyên môn cho người lao động.
- Dân số đông thường đi đôi với nguồn nhân lực thấp kém về mọi mặt.
Đây là vấn đề phổ biến ở các quốc gia đông dân như Việt Nam do căn bản là thiếu nguồn lực để đào tạo số nhân lực tăng lên hàng năm. Do đó, Việt Nam cần phải có một chính sách dân số thông minh, quyết đoán theo hướng phát triển dân số phải đi đôi với khả năng đào tạo và khả năng tạo việc làm mới của xã hội. Sự toàn dụng lao động trong đó có lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu dụng lao động phi nông nghiệp hàng năm, để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng đúng yêu cầu công nghiệp hóa nền kinh tế.
- Cần phân biệt sự khác nhau giữa số lượng dân số với sức mạnh của nguồn nhân lực. Dân số đông mới chỉ là điều kiện cần để phát triển nguồn nhân lực, nhưng đồng thời lại là nguy cơ tạo ra sự yếu kém của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Việt Nam cần gắn chính sách dân số vào chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế nói chung và cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Thứ nhất, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có điểm xuất phát tương đối thấp trong thời kỳđầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động hiện nay của Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phần
đông lực lượng lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cơ
cấu xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam, thành phần chủ yếu vẫn là các loại sản phẩm sơ chế tương tự như Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu những năm 1960. Về trình độ kỹ thuật - công nghệ, ngoại trừ một số ngành lĩnh vực riêng lẻ được trang bị công nghệ hiện đại trong những năm gần đây, trình độ kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn rất thấp, về cơ bản vẫn phải dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động có giá trị gia tăng thấp giống như các nền kinh tế khu vực trong thời kỳđầu phát triển.
Thứ hai, Việt Nam và các nước trong khu vực đều chịu áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
Trong khu vực, đặc biệt là đối với Nhật Bản và Đông Á, áp lực cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ chỗ con người là nguồn lực dồi dào nhất mà các nền kinh tế này có được. Đối với Việt Nam hiện nay, áp lực đối với việc phát triển nguồn nhân lực một mặt xuất phát từ vấn đề lao
động - việc làm; mặt khác, từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, có thể nhận xét tổng quát rằng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ và có hiệu quả những yêu cầu phát triển nội tại, càng không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới phương thức sử dụng lao động để tận dụng có hiệu quả lợi thế lao động, tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm và của các doanh nghiệp đang được đặt ra như một điểm nút - một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược ở Việt Nam hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Thứ ba, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có những thuận lợi cơ
bản trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, đó là:
Thuận lợi thứ nhất là, khu vực Đông Á đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo, với truyền thống coi trọng giáo dục, coi trọng nền tảng gia đình vững chắc, coi con người là vốn quý nhất v.v; sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các giới liên quan trong xã hội về vai trò quyết định của yếu tố con người đã tạo ra một sựưu tiên cao nhất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Thuận lợi thứ hailà, con người Việt Nam cũng nhưở các nước Đông Á khác đều có những quan điểm và đức tính rất cần thiết cho quá trình giáo dục và đào tạo như sự tôn vinh và coi trọng việc học tập, sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến v.v; những quan điểm và đức tính này, một mặt là sự kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, mặt khác là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đầy khó khăn khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, khiến cho con người
Đông Á luôn khắc ghi một điều là phải vươn lên, phải làm việc cật lực mới có cơ hội phát triển.
Thuận lợi thứ ba là, các nước trong khu vực thời kỳđầu công nghiệp hóa và Việt nam hiện nay đều có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo, tiếp thu kiến thức một cách năng
động sáng tạo, sớm đưa đất nước hòa nhập vào quỹ đạo phát triển của nền kinh tế hiện đại.
2.2.2.3 Những khác biệt
Những khác biệt trong bối cảnh phát triển nguồn nhân lực cán bộ giữa Việt Nam hiện nay với các nước trong khu vực thời kỳđầu công nghiệp hóa, bao gồm:
Thứ nhất, áp lực và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là cao hơn.
Thứ hai, Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
Thứ ba, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng phức tạp hơn.
Áp lực và thách thức lớn hơn đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất, Việt Nam có phần tụt hậu hơn so với một số nước trong khu vực; thứ hai, toàn thế giới đã sự nhận thức về phát triển nguồn nhân lực đã cao hơn trước; thứ ba, do nền công nghệ và tri thức trên thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43