Giải pháp về cơ chế, ngân sách

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 87 - 101)

T Vùng, miền số (Người)

3.2.3.2. Giải pháp về cơ chế, ngân sách

- Phối hợp đồng bộ giữa cấp Tỉnh - huyện và cấp xã để đảm bảo giải quyết các cơ chế hỗ trợ cán bộ làm việc trong điều kiện khó khăn, vùng độc hại về môi trường. Phân cấp hợp lý trong quá trình quản lý, giám sát thi công các công trình xây dựng, nâng cấp, tu bổ cơ sở vật chất và hạ tầng kỷ thuật của địa phương.

- Các hạng mục thuộc ngân sách Tỉnh, huyện thì cần được giải quyết các nội dung công việc (Sở kế hoạch đầu tư, Sở xây dựng, Sở khoa học công nghệ - môi trường, Sở tài chính..., các phòng, ban ở huyện và ngân hàng).

- Các đảng bộ, HĐND, các cấp xã, phường, thị trấn cần ra các nghị quyết chuyên đề về sử dụng ngân sách xã, phường... một cách hợp lý, triển khai các biện pháp vận động, động viên cán bộ, nhân dân đóng góp (công, của)... để xây dựng, nâng cấp, tu bổ các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, phúc lợi của đơn vị mình theo cơ chế “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các đơn vị khác đang đóng trên địa bàn bằng nhiều hình thức đóng góp cho địa phương xây dựng theo cơ chế “ hai bên cùng có lợi”.

- Kêu gọi con em người địa phương hiện đang công tác, làm ăn ở trong nước và nước ngoài thành đạt với lòng hảo tâm và ý thức xây dựng quê hương, thiết thực đóng góp cho địa phương.

Kết luận chương 3

Những quan điểm, các nhóm giải pháp vừa được trình bày là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát, tổng kết lý luận - thực tiễn việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở của Nghệ An.

Các giải pháp đều có tác động quan trọng trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ĐNCBCS và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng để nhanh chóng giải quyết những vấn đề bất cập, bức xúc về sự yếu kém của ĐNCBCS hiện nay cần tập trung mạnh vào các giải pháp mang tính đột phá:

- ở nhóm giải pháp về về công tác TCCBCS:

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chức danh, chức vụ; tiêu chuẩn các chức danh CBCS theo hướng “công chức hoá”, “ chính quy hoá” đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. (hiện nay mới xây dựng được 17 chức danh CBCT và công chức cấp xã, nhưng vẫn chưa hoàn thiện).

+ Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các chính sách về tuyển chọn, bố trí, sử dụng CBCS .

Tuyển chọn: Đối với công chức cơ sở phải thực hiện thi tuyển (miền núi, vùng cao có thể kết hợp xét tuyển). Đối với cán bộ bầu cử cần phải tuyển chọn theo cơ sở hội nghị hiệp thương dân chủ, danh sách ứng cử, đề cử mỗi chức danh có số dư từ 2-3 người để nhân dân có điều kiện lựa chọn (nên thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND cấp xã).

Bố trí, sử dụng cán bộ phải thực sự căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, sở trường, phẩm chất, tư cách đạo đức... Cán bộ thuộc nguồn cấp xã nên luân chuyển về làm việc tại khối, xóm, thôn, bản để đào tạo, bồi dưỡng, thử thách.

+ Hoàn thiện chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCS: Tập trung vào việc xây dựng “hệ thống hoá” chương trình, nội dung, ngân sách... đào tạo sát hợp với đối tượng, vùng, miền.

+ Hoàn thiện chính sách đánh giá cán bộ đảm bảo tính chính xác, trung thực, dân chủ, khách quan, vì đây là cơ sở quan trọng nhất trong việc sắp xếp, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

- ở nhóm giải pháp về chính sách đãi ngộ :

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tiền lương, xây dựng chính sách lương, phụ cấp cho tất cả các chức danh CBCS đảm bảo tính thoả đáng, tương xứng sức lao động, công bằng, phù hợp với điều kiện đặc thù từng vùng, miền... Mở rộng chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ không chuyên trách cấp xã.

+ Thực hiện việc khoán ngân sách, quỹ lương ở cơ sở, “xã hội hoá” chính sách đãi ngộ đối với ĐNCBCS kết hợp với việc tinh giản biên chế để tăng quỹ lương chi trả cho đội ngũ cán bộ thực sự làm việc.

- Trong việc xây dựng và thực hiện chính sách đối vớ ĐNCBCS phải có những chế tài bắt buộc đối với các địa phương, tổ chức, cá nhân người đứng đầu chịu trách nhiệm.

Hệ thống các giải pháp có thể chưa đầy đủ, song đó là những giải pháp cần thiết và có thể vận dụng vào thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay.

Tuy nhiên, việc đề xuất các giải pháp và việc vận dụng các giải pháp lại tuỳ thuộc hoàn toàn vào nhận thức, tính năng động sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh.

Kết luận

Đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở nói riêng có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Họ là những người gần dân nhất, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, trực tiếp phục vụ nhân dân. Do đó sự thành bại của những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ này. Là những cán bộ hoạt động gần dân nhất vì vậy họ có những đặc điểm, năng lực

riêng bên cạnh những phẩm chất, kỹ năng chung của người cán bộ nói chung. Xuất phát từ những đặc điểm và năng lực đặc thù nên chúng ta phải có chính sách riêng đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở.

Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ và sâu rộng của đất nước, hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng cũng có những bước tiến vô cùng quan trọng, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được đổi mới và hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và qúa trình đổi mới và phát triển đất nước.

Cùng với sự phát triển của cách mạng nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng được hệ thống chính sách cán bộ và cán bộ cơ sở làm căn cứ cho các địa phương trên toàn quốc triển khai chính sách vào cuộc sống.

Thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở nói riêng, tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, với hiệu qủa cao nhất những quy định của Đảng và Nhà nước. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã của Nghệ An đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. Bên cạnh đó, Nghệ An cũng đã có nhiều chính sách cụ thể đối với đội ngũ cán bộ cơ sở nhằm động viên sự cố gắng nhằm mục đích làm sao để đội ngũ cán bộ yên tâm công tác phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Nghệ An không ngừng được nâng cao, ổn định chính trị được giữ vững, kinh tế - xã hội có những bước phát triển vững chắc, đời sống nhân dân ngày một được nâng cao, sự đồng thuận xã hội trong nhân dân được củng cố.

Tuy nhiên, từ thực trạng chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở Nghệ An xuất hiện nhiều vấn đề cần được nhanh chóng khắc phục. Do chưa có sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động về vị trí và vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, chu trình hoạch định chính sách cán bộ nói chung và cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở nói riêng chưa tuân thủ nguyên tắc khách quan, dân chủ và khoa học. Chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở còn mang nặng tính đối phó, chưa được xây dựng và triển khai một cách thực sự bài bản. Các khâu quy hoạch, đào tạo sử dụng đến chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ cơ sở cũng còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp và bám sát được với thực tiễn cuộc sống.

Để khắc phục được những bất cập đó luận văn đã đề xuất những quan điểm chỉ đạo việc đổi mới chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. Mối quan hệ biện chứng khách quan giữa hệ thống chính trị cơ sở và chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở quy định việc đổi mới chính sách cán bộ cơ sở phải gắn với việc đổi mới hệ thống chính trị cơ sở. Đổi mới chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở còn phải gắn với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc hoạch định chính sách cán bộ. Đổi mới chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở phải được tiến hành một cách đồng bộ bảo đảm nguyên tắc khách quan, dân chủ và khoa học.

Để thể hiện quan điểm thống nhất đó, tác giả luận văn cũng đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm mục tiêu đổi mới chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay. Hệ giải pháp đó phải được tiến hành đồng bộ từ khâu đào tạo, quy hoạch cán bộ, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho đến các khâu đánh gía cán bộ. Quy hoạch, đào tạo, sử dụng và đánh gía cán bộ phải được đặt trong một quy trình chặt chẽ với nhau. Cùng với việc làm tốt chu trình hoạch định chính sách, Đảng và Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ và đáp ứng những điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất nhằm làm cho đội ngũ cán bộ cơ sở thực sự phát huy vai trò trên thực tế thực sự đóng góp vào qúa trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta./.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Ban Tổ chức Trung ương- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002),

luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ (tài liệu bồi dưỡng cán bộ tổ chức-

lưu hành nội bộ), Hà Nội.

2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An (2004), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở .

3. Hoàng Chí Bảo (chủ nhiệm) (2001), Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở

nước ta hiện nay, Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Kỷ yếu khoa học- tập 1, 2, 3.

4. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Hoàng Chí Bảo (2002), "Hệ thống chính trị cấp xã - hiện trạng và những vấn đề đặt ra", Thông tin chính trị học, (2), tr.13-18.

6. Phan Báu (1999), "Một số suy nghĩ về đổi mới và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tổ chức", Xây dựng Đảng, (4), tr.7-8.

7. B.G. Peters (1990), Chính sách công ở Mỹ- Chatham House, Xuất bản lần thứ 2. 8. Bộ Nội vụ, Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị

định 114 của Chính phủ.

9. Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 “Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.

10. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

11. Chính phủ, Điều lệ Bảo hiểm ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 “về sửa đổi một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội”.

12. Chính phủ, Điều lệ Bảo hiểm y tếban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 “về chế độ bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”.

13. Chính phủ, Nghị định số46/CP ngày 26/3/1993 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

14. Chính phủ, Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.

15. Chính phủ, Nghị định số 09/1998 NĐ/CP ngày 23/1/1998 “về sửa đổi, bổ sungNghị

định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với

cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.

16. Chính phủ, Nghị định số 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 “ về công tác cán bộ xã, phường, thị trấn”.

17. Chính phủ, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2004 “ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp”.

18. Chính phủ, Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2003 “về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.

19. Dorsey Press (1983), Những nền tảng của phân tích chính sách công.

20. D.Stone (1998), Những nan giải của chính sách và lý lẽ chính trị- Scott Forresoman and Company.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần 5 Ban Chấp hành Trung

ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành

Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương (2004), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên", Tạp chí Xây dựng Đảng,(6), tr.8-12.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành

Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam- Ban Chấp hành Trung ương- Tiểu ban tổng kết công tác xây dựng Đảng (1996), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ

1975- 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11/TW của Bộ Chính trị, ngày 25/01/2002.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Đặng (2004), Chính sách, chế độ đối với những cán bộ, công chức xã,

phường, thị trấn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động Thương

binh và Xã hội.

33. Harold Lasswell (1971), Khái quát về khoa học chính sách, Armerican Elseviser.

34. Hồ Thị Hà (1999), "Một số kinh nghiệm về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ ở Nghệ An", Xây dựng Đảng, (9), tr.16-17, 22.

35. Nguyễn Ngọc Hiến (2000), "Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công bộc của

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)