Về tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 71 - 74)

T Vùng, miền số (Người)

3.2.1.3. Về tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ

Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình sử dụng cán bộ. Đó là một quá trình kết hợp có hệ thống, có kế thừa và quy định lẫn nhau. Từ quy hoạch đến đào tạo bồi dưõng, đánh giá và tuyển chọn, bố trí cán bộ.

a) Về tuyển chọn cán bộ

Trong những năm qua, cùng với sự hoàn thiện chính sách cán bộ nói chung, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản quy định về tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ cho việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đối với cán bộ công chức chuyên trách thông qua bầu cử (HĐND, UBND, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội) thì áp dụng chung. Do đó, vấn đề khó khăn tập trung ở khâu giới thiệu cán bộ đúng tiêu chuẩn vào các chức danh và tổ chức tiến hành bầu cử theo đúng luật định. Qua quá trình công tác, cán bộ được đánh giá tốt, đủ tiêu chuẩn về tuổi đời và các phẩm chất khác thì cần được biểu dương công khai rộng rãi, thông qua ý kiến đánh giá của tập thể, đơn vị công tác và quần chúng nhân dân. Đối với cán bộ mà tổ chức có kế hoạch bố trí giữ chức vụ chủ chốt cần có phương án để đồng chí đó tiếp xúc nhiều với môi trường công việc và quần chúng. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ có thể thể hiện năng lực của mình, định hướng ý kiến trong cử tri và quần chúng nhân dân về những thế mạnh, những tiêu chí mà cán bộ có thể đáp ứng được. Tập trung được các luồng ý kiến xoay quanh từng vị trí công tác để xây dựng các phương án bố trí hợp lý, hợp tình. Mạnh dạn kiên quyết đưa những cán bộ trẻ, khoẻ, có năng lực vào trong kế hoạch bố trí. Mặc dù, ở các địa phương tỉnh Nghệ An, nhất là các xã vùng giáo dân toàn

tòng, vùng có giáo dân, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… luôn luôn tồn tại những khó khăn, bất cập về công tác quy hoạch, tuyển chọn và bố trí sắp xếp cán bộ. Nhưng cần khẳng định rằng, càng khó khăn càng phải tập trung để giải quyết tốt hơn công tác cán bộ, vì đó là vấn đề đặc biệt hệ trọng. ở một số địa phương vùng núi biên giới, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn áp dụng biện pháp giới thiệu các đồng chí là sỹ quan quân đội hiện đang công tác (đặc biệt là bộ đội biên phòng) về giữ các chức vụ chủ chốt ở cấp xã, mang nhiều tín hiệu tốt. Cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp đồng bộ giữa tỉnh, huyện và cấp xã trong vấn đề tuyển chọn cán bộ chuyên trách thông qua bầu cử.

Một thực tế nữa là ở các địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thường xuất hiện 2 hiện tượng: Một là, thiếu lãnh đạo, tổ chức, dân chủ vô nguyên tắc, thả nổi cho “phong trào” của quần chúng và lá phiếu của cử tri vốn bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy cục bộ, ích kỷ… cán bộ đủ tiêu chuẩn vẫn không thể được đặt đúng vị trí xứng đáng. Hai là, lãnh đạo quá tập trung, bỏ phiếu theo ý kiến chỉ đạo của “thường vụ”, nhiều khi chỉ là ý kiến của một vài cá nhân có thế lực. Do vậy không đảm bảo tính công bằng, dân chủ, không tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ có đủ năng lực. Bộ máy mới có không chỉ là vây cánh, ê kíp, dòng họ....của một hai “ông lớn, bà lớn” ở đâu đó.

Từ thực tế này, cần thiết phải tạo ra cơ chế phối hợp, quản lý, giám sát lẫn nhau. Từ các cơ quan cấp trên đến củng cố và nâng cao vai trò của các cơ quan giám sát đối với quá trình bầu cử, tuyển dụng cán bộ.

Đối với công chức thông qua tuyển dụng trực tiếp, trước hết cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Thứ nhất: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội của địa phương

để có kế hoạch tuyển dụng cụ thể trên cơ sở đảm bảo các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn đã ban hành.

- Thứ hai: giải quyết tốt vấn đề cơ chế, chính sách đối với các chức danh cán bộ

chuyên trách, tạo môi trường làm việc thuận lợi… thu hút các đối tượng có năng lực, được đào tạo đúng chuyên ngành công tác về làm việc tại địa phương.

- Thứ ba: Đổi mới và cụ thể hoá các hình thức thi tuyển công chức theo điều kiện,

hoàn cảnh của từng địa phương cho phù hợp và bảo đảm yêu cầu của công tác cán bộ với việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – chính trị - xã hội của địa phương.

- Thứ tư: Nâng cao vai trò của cơ quan ra quyết định tuyển dụng và có quy chế về

trách nhiệm của cơ quan chịu trách nhiệm tuyển dụng, xét tuyển và ra quyết định, đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ trong qúa trình sử dụng, bố trí cán bộ sau này.

b) Bố trí, sử dụng cán bộ

Để thực hiện bố trí, sử dụng một cách hợp lý cán bộ đủ tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là cán bộ đã đào tạo nhằm phát huy được kiến thức, trình độ chuyên môn của họ, cần phải:

Thứ nhất: Kiên quyết không bố trí mới những người không đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ (trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức) vào các chức danh chuyên trách.

Thứ hai: Những cán bộ ở trong diện quy hoạch, cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi

trở về phải được bố trí đúng vị trí đã quy hoạch trước khi đào tạo, bồi dưỡng. Sau nhiệm kỳ công tác nếu phát huy tốt thì có thể xem xét bố trí ở vị trí cao hơn.

Thứ ba: Mạnh dạn (nhưng có bước đi cụ thể) thay thế những người không có bằng

cấp chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác ở các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn.

- Đối với cán bộ dưới 40 tuổi nam, dưới 35 tuổi nữ cần bố trí cho đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm, sau khi tốt nghiệp khoá học phải được xem xét bố trí công tác đúng chỗ, đúng lúc.

- Những người không tiếp tục học tập nâng cao trình độ, nếu có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 năm, được giải quyết chế độ nghỉ 1 lần theo quy định.

- Đối với những cán bộ trên 40 tuổi (nam); trên 30 tuổi (nữ) nếu có 10 năm tham gia bảo hiểm xã hội trở lên (kể cả số cán bộ dưới 40 là nam và dưới 35 là nữ không đi học nâng cao trình độ chuyên môn) tự nộp bảo hiểm xã hội thời gian còn lại đến khi đủ điều kiện nghỉ chế độ. Những ai không tự nguyện nộp bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nghỉ hưởng chế độ 1 lần theo quy định (nên khuyến khích hình thức này)

Thứ tư: Xây dựng các phương án dự phòng đối với các chức danh (kể cả qua bầu

cử, tuyển dụng không qua bầu cử) chuyên trách để bố trí kịp thời khi kết quả bầu cử, tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đặc biệt là đối với các địa phương theo đạo (toàn tòng) và có đạo, các xã miền núi cao, vùng sâu, vùng xa và các xã ở ngoại ô thành phố, thị xã.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)