Về công tác đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 69 - 71)

T Vùng, miền số (Người)

3.2.1.2. Về công tác đánh giá cán bộ

Việc đánh giá cán bộ cấp cơ sở ở Nghệ An hiện nay cần được cụ thể hoá: - Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn cán bộ theo quy định hiện hành.

- Phải thực sự lấy hiệu quả công việc và sự đóng góp thực tế của cán bộ làm thước đo phảm chất và năng lực cán bộ.

- Đánh giá cán bộ trong điều kiện và tính chất của môi trường công tác. Trong mối quan hệ biện chứng với chủ trương chính sách của địa phương cũng như trong cả qúa trình phần đấu, phát triển của người cán bộ.

- Đánh giá cán bộ phải được tiến hành thực sự dân chủ gắn chặt với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác cán bộ nói chung và việc đánh giá cán bộ trong cơ quan, đơn vị phải được đưa ra thảo luận dân chủ, rộng rãi trong cán bộ, trong nhân dân. Đồng thời phải tránh hai xu hướng trong đánh giá cán bộ ở cơ sở: Thiếu dân chủ; dân chủ hình thức.

Các cấp, ngành quản lý cán bộ của mình cần thiết phải cụ thể hóa, thể chế hóa thành quy chế, quy định cụ thể của đơn vị mình kể cả các khâu, các việc phải làm trong quá trình công tác.

- Cấp trên quản lý cán bộ ở cơ sở phải dựa vào mức độ tín nhiệm của cán bộ trong tập thể, trong quần chúng nhân dân nơi sinh sống và khả năng xây dựng gia đình văn hóa, đạt các tiểu chuẩn chung đề ra để làm một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ.

- Để có quan điểm đánh giá đúng và chất lượng đánh giá cán bộ ở cơ sở đảm bảo công tâm, chính xác, trung thực, khách quan và dân chủ, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cấp quản lý cán bộ ở cơ sở và lãnh đạo các cấp ở địa phương (huyện, thành, thị) đối với cán bộ trong lĩnh vực của mình. Cần có sự so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các cơ sở với nhau theo tính chất, đặc điểm cụ thể của nó (xã với xã, thị trấn với thị trấn, phường với phường, miền núi với miền núi, đồng bằng với đồng bằng, đô thị với đô thị,...). Rút ra những nét tương đồng và khác biệt về tính chất, đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa bàn để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn nhất.

- Đánh giá cán bộ cần được tiến hành công khai minh bạch. Sau đánh giá, cần có những giải thích, chứng minh rõ ràng, chi tiết về kết quả đánh giá từng cán bộ cũng như tập thể cán bộ để họ hiểu và tự giác phấn đấu cao hơn.

- Phát huy hơn nữa vai trò, tiếng nói của tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể... nơi cán bộ tham gia sinh hoạt trong kết hợp đánh giá năng lực và cống hiến của cán bộ.

- Xây dựng hệ thống các biểu bảng, thống kê, các số liệu cụ thể về công tác cán bộ của từng đơn vị theo từng nhiệm kỳ và đặc điểm chức danh công tác như: Cán bộ chuyên trách qua bầu cử; Công chức; Cán bộ không chuyên trách.

Trên cơ sở các tiêu chí như: Độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và khả năng vận dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ mới trong công tác đạt hiệu quả cao. Rút ra những đánh giá chung về trình độ cán bộ và khả năng đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn; rút ra những kết luận cụ thể về chất lượng cán bộ của cơ sở nói chung cũng như của cán bộ phận trong hệ thống chính trị cơ sở. Qua đó có những điều chỉnh kịp thời về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ cho từng xã, phường, thị trấn trong địa bàn quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)