T Vùng, miền số (Người)
3.2.2.4. Đối với cán bộ luân chuyển
Trong hệ thống các chính sách đối với cán bộ diện luân chuyển tăng cường đã tiến hành những bước cụ thể về thực hiện chính sách đãi ngộ theo chủ trương đường lối của Đảng. Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ra ngày 25/01/2002 đã chỉ rõ: Luân chuyển cán bộ là để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết TW 3 (khoá VIII) về công tác cán bộ. Tuy nhiên trong các văn kiện này chưa đi đến định hướng giải quyết cụ thể
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã, phường, thị trấn, mặc dù đã đề cập tới với 2 nội dung:
- Có chính sách hỗ trợ đối với các đồng chí thuộc diện luân chuyển công tác, nhưng phải đảm bảo hợp lý, hài hoà giữa cán bộ mới luân chuyển đến với cán bộ đang công tác tại chỗ.
- Trợ cấp khó khăn ban đầu (một lần) hoặc thường xuyên cho cán bộ được điều động đến công tác ở những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế chậm phát triển.
Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An, với những khó khăn, hạn chế về nhiều mặt dẫn đến vẫn còn nhiều bất cập trong việc quy định và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đối tượng cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo tính công bằng, dân chủ và khuyến khích được cán bộ trong công tác. Các địa phương (cấp Huyện), tùy theo khả năng ngân sách để quy định chế độ hỗ trợ nên khó khăn, lúng túng, thiếu sự thống nhất giữa các địa phương trong Tỉnh(vì không có khung, định mức...).
Do vậy, đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh và các cơ quan chức năng cấp Tỉnh cần chỉ đạo việc rà soát, nghiên cứu có hệ thống các văn bản hiện hành của Trung ương và địa phương liên quan đến chính sách luân chuyển cán bộ nói chung và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ luân chuyển cấp xã, phường nói riêng để một mặt đề ra những chính sách hỗ trợ kịp thời, thông nhất; mặt khác để có cơ sở báo cáo, bằng cơ sở thực tiễn lên cấp Trung ương nhằm thúc đẩy tích cực sự đổi mới, cải tiến, điều chỉnh hợp lý chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, khen thưởng... đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ luân chuyển tăng cường cấp xã, phường, thị trấn nói riêng.
Trên cơ sở những quy định hiện hành và từ thực trạng thực hiện công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Đối với cán bộ luân chuyển từ cấp Huyện hoặc tương đương về cơ sở:
- Mọi chế độ (tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm...) đang được hưởng của cán bộ trước khi luân chuyển phải được tiếp tục đảm bảo.
- Trợ cấp khó khăn ban đầu (một lần) bằng 1 năm mức lương tối thiểu cho 3 năm (thời gian định kỳ tối thiểu), từ năm thứ 4 trở đi được hưởng hệ số phụ cấp hàng tháng
bằng 5% mức lương chức vụ đang đảm nhiệm; hoặc trợ cấp khó khăn hàng tháng bằng 10% mức lương tối thiểu.
- Đối với các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng kinh tế kém phát triển và vùng đồng bào theo đạo toàn tòng... thì được hưởng thêm một khoản phụ cấp đặc biệt khó khăn hàng tháng khoảng 10% của mức lương tối thiểu.
- Đối với cán bộ nữ được thêm một khoản phụ cấp giới tính hàng tháng khoảng 5% mức lương tối thiểu.
- Vấn đề nhà ở và phương tiện phục vụ công tác là một nội dung có tính cấp thiết(trên thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng). Nếu địa phương nào chưa có điều kiện thực hiện thì áp dụng phương thức tiền tệ hoá bằng một mức phụ cấp nhất định hàng tháng, khoảng 10% mức lương tối thiểu.
+ Đối với cán bộ luân chuyển từ phường này sang phường khác:
Được hưởng trợ cấp khó khăn ban đầu một lần tính bằng 1 năm lương tối thiểu cho một nhiệm kỳ công tác.
Ngoài những đề xuất về chế độ cho các đối tượng luân chuyển nêu trên cần:
- Có chế độ khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối với cán bộ luân chuyển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cơ chế hộ trợ, khuyến khích đối với cán bộ là thương binh hoặc bị nhiễm chất độc trong chiến tranh; cán bộ là quân nhân (hiện đang hưởng lương và các chế độ khác theo chính sách của quân đội); cán bộ bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ do tác động khách quan khi thi hành nhiệm vụ (trước, trong và sau khi luân chuyển); Cán bộ là người theo các tôn giáo...