thống chính trị cơ sở tỉnh Nghệ An hiện nay
Những năm qua hệ thống chính cơ sở ở tỉnh Nghệ An đã và đang tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động góp phần quan trọng làm nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới của tỉnh.
Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của HTCTCS luôn được kiện toàn, chất lượng ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự quản lý điều hành của HĐND, UBND và sự phối hợp của Mặt trân Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân ở cơ sở đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, ổn định về chính trị, đoàn kết thống nhất hành động, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.
Với phương châm: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả hướng về cơ sở, lấy khối,
xóm, thôn, bản làm địa bàn hoạt động; bám sát Nghị quyết, chỉ thị cấp trên, năng đông,
sáng tạo cụ thể hoá thành chương trình hành động cho từng lĩnh vực, ngành.. và khối, xóm. Đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện các chương trình kinh tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện các chính sách xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Đổi mới công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân quyết tâm đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và đến năm 2010 trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước.
Tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An:
+ Về các tổ chức cơ sở Đảng:
Nghệ An có 469 Đảng bộ xã, phường, thị trấn, chiếm gần 40% tổng số TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh.
Những năm qua, phần lớn các TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Nghệ An đã thể hiện được về cơ bản vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo các mặt hoạt động và bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện ở cơ sở, năng động trong việc cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sát hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và làm nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm quốc phòng-an ninh, trật tự xã hội; thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở.... Thông qua công tác kiểm tra việc thể chế hoá đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ở các đơn vị cùng với sự phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, các tổ chức Đảng nên đã thực hiện tốt hơn cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ, các tổ chức đoàn thể phối hợp. Số cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 qua phân loại TCCSĐ, có 70% số Đảng bộ xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu vững mạnh, 29% TCCSĐ đạt khá, 1% số Đảng bộ yếu kém.
+ Về bộ máy chính quyền:
Hội đồng nhân dân, UBND xã, phường, thị trấn đã từng bước quản lý Nhà nước trên địa bàn theo pháp luật, năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, chăm lo phát triển kinh tế- xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn.
Hội đồng nhân dân tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động, chuyển biến trong thực hiện chức năng quyết định, giám sát, khắc phục tính hình thức và ngày càng khẳng định vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các kỳ họp HĐND đều được lãnh đạo, định hướng của cấp uỷ, phát huy dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, tổ chức đối thoại thẳng thắn và trả lời chất vấn có trách nhiệm. Tiếp xúc cử tri ngày càng được cải tiến và có hiệu quả nhằm tập hợp đầy đủ nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của cử tri. Công tác kiểm tra giám sát của các tổ đại biểu cũng như các đại biểu được tăng cường.
ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã bám sát các nghị quyết của Đảng uỷ và HĐND, cụ thể hoá bằng chính sách, giải pháp, các chương trình, dự án để triển khai thực hiện. Xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn rõ thẩm quyền quản lý và trình tự giải quyết của chính quyền về quản lý Nhà nước trên từng lĩnh vực như: Quản lý xã hội, đất đai, tài chính ngân sách, giải quyết khiếu nại tố cáo.... Công tác quản lý, điều hành được cải tiến theo hướng tích cực, nghiên cứu, xử lý, tháo gỡ ách tắc, khó khăn của địa phương để thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Nên hoạt động quản lý điều hành của chính quyền cơ sở thuận lợi hơn, tránh được những thủ tục phiền hà trong giải quyết công việc. Giải quyết các đề xuất, kiến nghị, thắc mắc...
của dân kịp thời hơn. Về cơ sở vật chất đến nay các xã, phường, thị trấn vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp đa số có trụ sở làm việc 2 tầng khang trang, một bộ máy vi tính; có trên 80% khối, xóm có nhà văn hoá, sân chơi thể thao; 100% khối, xóm xây dựng được quy ước, hương ước.
Hội đồng nhân dân, UBND phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, trưởng khối, xóm, tiểu ban mặt trận... bằng nhiều hình thức thực hiện sâu rộng quy chế dân chủ. Do đó đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương trong phát triển sản xuất, xây dưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kết quả phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua, bằng huy động sức dân đã xây dựng được 642 km đường nhựa, 3.257 km đường bê tông, chủ yếu là đường giao thông nông thôn, hàng ngàn nhà tình thương, nhà tình nghĩa, hàng triệu ngày công xây dựng các công trình phúc lợi khác,... Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơ sở không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người, đơn thư của nhân dân được giải quyết kịp thời, đúng luật.
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở các xã, phường, thị
trấn đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng HTCTCS. Tập trung vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên hăng hái tham gia vào các phong trào sản xuất, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, vươn lên làm giàu chính đáng, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, tích cực đấu tranh với các tệ nạn xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường thu hút các chương trình, dự án, mở rộng các hình thức huy động vốn, vận động hội viên, đoàn viên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Đồng thời các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội cũng đã thực sự đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của quần chúng nhân dân lao động. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở đều có tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên khá cao từ 75%-85%, các hội có tính chất nghề nghiệp- xã hội được củng cố kiện toàn và hoạt động tốt. Đến nay, các tổ chức chính trị- xã hội đã được kiện toàn lớn mạnh, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đề ra ở cơ sở.