(Người)
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 SL % SL % SL %
1 Miền núi cao 1.189 23 2,00 452 38,00 714 58,90 2 Miền núi thấp 1.312 8 0,05 251 19,40 1.053 80,00 3 Đồng bằng, đô thị 2.364 1 0,10 396 16,90 1967 83,00 Toàn tỉnh: 4.865 32 0,70 1099 22,60 3734 76,70
Nguồn: Sở Nội vụ- Nghệ An.
Đối với các chức danh chủ chốt ở một số xã (chủ yếu ở miền núi, vùng cao) và các đoàn thể có trình độ văn hoá cấp 1 và cấp 2 còn chiếm tỷ lệ cao: Chủ tịch Phụ nữ xã 36,9%, Chủ tịch UBMTTQ xã 31,6%, Hội Nông dân 34%, CCB 36%, Bí thư- chủ tịch HĐND 22,6%. (xem biểu tổng hợp về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn).
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn cán bộ chuyên trách xã
TT Vùng, miền Vùng, miền T. số (Người) Sơ cấp Trung cấp CĐ, ĐH SL % SL % SL %
1. Miền núi cao 1.189 58 4,90 94 8,00 9 0,75 2. Miền núi thấp 1.312 122 9,30 223 17,00 206 16,00 3. Đồng bằng, đô thị 2.364 321 13,60 388 16,40 495 21,00 Toàn tỉnh: 4.865 501 10,30 705 14,50 710 14,60
Nguồn: Sở Nội vụ- Nghệ An.
Trong số cán bộ chuyên trách cấp xã được khảo sát cho ta thấy: Số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 10,30%; trung cấp 14,50% và cao đẳng-đại học
14,60%. Như vậy số cán bộ được đào tạo về chuyên môn chỉ mới được 39,40%; còn 60,60% chưa được đào tạo.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ xã thấp dần từ đồng bằng, đô thị đến vùng núi thấp, và thấp nhất là vùng núi cao. Đặc biệt khoảng cách chênh lệch giữa vùng núi cao với các vùng khác là rất lớn. Vùng núi cao mới chỉ có 13,65% cán bộ được đào tạo, trong khi đó ở vùng núi thấp là 42,30% và đồng bằng, đô thị là 51,00%.
Trừ các phường, xã ở thành phố Vinh, thị xã Cửa lò, một số xã làm công tác đào tạo khá tốt như Thượng Sơn (Đô Lương), Đồng Văn (Thanh chương)... số cán bộ được đào tạo chuyên môn cũng chỉ chiếm trên 50% tổng số cán bộ chuyên trách ở xã.
Đa số các chức danh chủ chốt ở xã chưa được đào tạo về chuyên môn, chẳng hạn như: Bí thư Đảng uỷ 35,9%, Chủ tịch UBND 30,4%, Phó Chủ tịch HĐND 45,6%, Phó Chủ tịch UBND 33,4% Chủ tịch MTTQ 49,78%, Chủ tịch Hội Nông dân 50,8%, Chủ tịch Hội Phụ nữ 54,7%, Bí thư Đoàn Thanh niên 52,7%...
+Về trình độ lý luận:
Cán bộ chuyên trách cấp xã đã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chiếm 67,6% (trong đó sơ cấp 16,9%, trung cấp 48,3% và cao cấp 2,4%). Những năm gần đây Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều cố gắng mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo tập trung bằng nhiều hình thức, song vẫn còn 32,4% số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng. Nhìn chung, số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chất lượng còn rất hạn chế.
Bảng 2.3: Trình độ lý luận Chính Trị cán bộ chuyên trách cấp xã TT Vùng, miền T. số (Người ) Sơ cấp Trung cấp C.cấp,CN SL % SL % SL %
1 Miền núi cao 1.189 129 10,80 337 28,30 1 0,08 2 Miền núi thấp 1.312 146 11,10 542 41,30 13 0,99 3 Đồng băng, đô
thị
2.364 549 23,20 1.469 62,10 118 4,50 Toàn tỉnh: 4.865 824 16,90 2,348 48,30 119 2,40 Toàn tỉnh: 4.865 824 16,90 2,348 48,30 119 2,40
Nguồn: Sở Nội vụ- Nghệ An.
Trình độ về lý luận chính trị đào tạo qua chương trình trung cấp giữa các xã có điều kiện và ít điều kiện; các xã ở đồng bằng, trung du và miền núi cũng khác nhau (thấp dần từ xã khá đến xã yếu, thấp dần từ xã đồng bằng đến xã trung du rồi đến miền núi cao).
Nhìn chung các cán bộ chủ chốt đa phần đã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị như Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND 92,45%, Phó Bí thư hoặc trực Đảng 86,8%, Chủ tịch UBND 81,90%; Phó Chủ tịch HĐND 70,5%, Phó Chủ tịch UBND 68,65%, Chủ tịch MTTQ 67,2%. Số chức danh còn lại chưa vượt tỷ lệ 60% như Chủ tịch Hội nông dân 52,8%%, Chủ tịch Hội Phụ nữ 50,8%, hội nông dân 52,8%, Bí thư Đoàn thanh niên 45,5%.
Mặc dù có 2/3 số cán bộ chuyên trách cấp xã đã được đào tạo, bồi dưỡng,nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động chưa tương xứng, chưa biểu hiện rõ ràng.(Qua thực tế cho phép chúng ta đi đến nhận xét: cần phải xem xét lại cả về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị cho cán bộ cơ sở, vì chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao nhận thức và phương pháp công tác cho cán bộ).
+ Về trình độ quản lý hành chính nhà nước và tin học
Bảng 2.4: Trình độ Quản lý nhà nước và Tin học cán bộ chuyên trách xã
TT Vùng, miền T. số (Người)
Trình độ QLNN Trình độ tin học Sơ cấp T. cấp A B SL % SL % SL % SL %
1 Miền núi cao 1.189 208 17,5 0 12 1,00 15 1,20 0,00 2 Miền núi thấp 1.312 14 1,00 19 1,40 30 2,30 2 0,15 3 Đồng bằng, đô thị 2.364 422 17,9 0 45 1,90 130 5,50 49 2,00 Toàn tỉnh: 4.865 616 12,7 0 76 1,60 175 3,60 51 1,05
Nguồn: Sở Nội vụ- Nghệ An.
Cho đến thời điểm hiện nay mới có 47,7% cán bộ chuyên trách cấp xã được bồi dưỡng, đào tạo về quản lý nhà nước, trong đó 33,3% là qua khoá bồi dưỡng ngắn hạn 10 - 12 ngày chương trình quản lý hành chính Nhà nước, còn số cán bộ có trình độ trung cấp trở lên rất ít (khoảng 1,7%). Hầu hết cán bộ chuyên trách xã chưa được đào tạo cơ bản về Quản lý nhà nước.
Trình độ tin học thì hầu như chưa được đào tạo, mới khoảng 3,6% có trình độ A và 1,05% có trình độ B.
Các chức danh cán bộ chủ chốt ở xã được đào tạo về quản lý nhà nước (trình độ trung cấp) còn rất ít như bí thư Đảng uỷ mới có 4,09%, Chủ tịch UBND 4,9%...
+ Về độ tuổi:
Biểu số 2.5: cán bộ chuyên trách xã phân theo độ tuổi
T