Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 64 - 69)

T Vùng, miền số (Người)

3.2.1.1. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch cán bộ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là “Công việc gốc của Đảng”. Đối với cán bộ cấp cơ sở, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác cán bộ. Cán bộ cơ sở trong khi phải thực hiện rất nhiều nội dung công việc nhưng lại không được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn và lý luận chính trị.

Nghệ An là một tỉnh lớn và đông dân nhưng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn tới hơn 60% chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đó là một con số thực tế đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Trong điều kiện một tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá.v.v… vừa tạo cho Nghệ An rất nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn. Trong rất nhiều khó khăn đó, vấn đế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở hiện là một câu hỏi lớn. Trên thực tế vấn đề này đã được đề ra thành mục tiêu quan trọng tại Nghị quyết các kỳ Đại hội Tỉnh Đảng bộ, tại các nghị quyết, chương

trình hành động, đề án... của Tỉnh uỷ, HĐND,UBND và các sở, ban ngành cấp tỉnh. Đó là những cơ sở thực tiễn và lý luận quan trọng để xây dựng quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho tỉnh:

Thứ nhất: Các cấp quản lý, lãnh đạo (tỉnh, huyện) cần phối hợp với cấp xã, phường, thị trấn trong việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ một cách cụ thể và thống nhất. Dựa trên các căn cứ sau đây:

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước; định hướng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010.

- Tiêu chuẩn cụ thể các chức danh cán bộ cơ sở đã được quy định tại NĐ-114/CP và NĐ-121/CP.

- Mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 14 BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XV; mục tiêu chiến lược tại báo cáo chính trị Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVI (dự thảo) về công tác bộ đến năm 2010.

- Yêu cầu thực chất về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ năng lực... trước sự đòi hỏi cụ thể của thực tiễn kinh tế- xã hội ở từng địa phương; tính chất, đặc thù vùng, miền như: Trình độ dân trí, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán..., vùng núi,đô thị, miền biển, vùng giáo, dân tộc...

- Nội dung công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai: Xây dựng chương trình,kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dành riêng cho CBCS gắn với tiêu chuẩn chức danh, kết hợp mạnh mẽ giữa nắm bắt nguyên lý và ứng dụng thực tiễn. Tăng cường thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành... trong điều kiện phù hợp với tính chất và khối lượng công việc ở cơ sở. Nội dung phải xuyên suốt các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội... ở cơ sở với yêu cầu ngắn gọn,dễ học, dễ hiểu, sát với thực tế công việc hàng ngày của cán bộ.

Chương trình,kế hoạch phải thể hiện nội dung, hình thức đào tạo khoa học và sát thực, đảm bảo:

- Xác định nội dung đào tạo (chuyên môn nghiệp vụ hay lý luận chính trị,quản lý nhà nước...) sát hợp cho từng loại đối tượng cán bộ: chính quyền, đảng, đoàn thể...

- Phân định mức độ, cấp độ đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học...

- Xác định rõ loại hình đào tạo: Đối với cán bộ trẻ, trong diện quy hoạch lâu dài thì có kế hoạch cử đi học tập trung dài hạn. Đối với cán bộ đang làm việc, đang giữ chức vụ chủ chốt cần áp dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tại chức, từ xa... Đồng thời kết hợp nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng phong phú, đa dạng như: tập huấn nghiệp vụ lớp ngắn ngày, báo cáo chuyên đề, hội thảo,hội thi, hội diễn (các cuộc thi chủ tịch giỏi, bí thư giỏi,cán bộ nghiệp vụ giỏi, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...) nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng tác nghiệp thực hiện, giải quyết, xử lý các tình huống xẩy ra trong thực tế hoạt động ở cơ sở. Với phương châm cầm tay chỉ việc ”, cụ thể, sát thực. Tiếp tục phát hiện những hình thức hoạt động theo dạng “ sân khấu hoá ” mà Nghệ An đang làm từ năm 2002 (thi “ Hiểu biết về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước cho cán bộ xã, phường, thị trấn ”...).

- Phân loại cán bộ, thời gian đào tạo, bồi dưỡng thích hợp cho các đối tượng, đặc biệt ưu tiên cho hướng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trong việc đào tạo, bồi dưỡng cần quan tâm cán bộ trẻ, nữ, chú trọng những cán bộ, đảng viên ưu tú, gia đình cách mạng, có công với nước, các dân tộc thiểu số, vùng giáo...; có chính sách hỗ trợ về kinh phí... tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong thời gian tham gia đào tạo. Tuy nhiên quy trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải kết hợp với yên cầu, dự kiến quy hoạch, sở trường công tác sao cho khi nhận nhiệm vụ mới, người cán bộ có thể phát huy khả năng, thế mạnh của mình ngay, hạn chế tới mức thấp nhất (tránh) tình trạng đề bạt rồi mới đưa đi đào tạo.

Thứ ba: Tuân thủ nghiêm túc quy định lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở

phát huy tính tích cực và hiệu quả từ cơ sở.

Chúng ta biết rằng, để kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở được chính thức phê duyệt và thực hiện thì phải trải qua quy trình 3 bước. Cơ sở lập kế hoạch (sau khi đã có sự thống nhất giữa UBND với Ban thường vụ Đảng bộ cấp đó), trình UBND huyện

thẩm định. Sau đó trình tiếp lên Ban tổ chức chính quyền Tỉnh và từ đây toàn bộ kế hoạch của các cơ sở được thẩm định rồi trình lên UBND tỉnh phê duyệt, ra quyết định. Ưu điểm của cách thức này là cấp có thẩm quyền kiếm soát được số lượng đối tượng cán bộ trong diện đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động trong các phương án giải quyết chế độ, phụ cấp… cho cán bộ đi học. Nêu cao vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp giữa cơ sở với chính quyền địa phương (tỉnh). Tuy nhiên, các bước phê duyệt kế hoạch đào tạo cán bộ cơ sở vẫn tạo ra không ít những hạn chế cần khắc phục:

- Cấp cơ sở luôn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận, quản lý. Đây là hạn chế có tính phổ biến và nó được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đương nhiên, chỉ có Đảng bộ và chính quyền ở cơ sở là hiểu rõ vấn đề này nhất, song ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa lại không thể tự xây dựng được cho mình một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chiều sâu. Một phần do hạn chế về trình độ nhận thức, nhưng một phần lớn là ở đó, cơ sở không được tham mưu chỉ đạo kịp thời. Vai trò của cấp trung gian trong bộ máy (huyện, thành, thị) là hết sức quan trọng, những cũng chính là yếu tố cần nghiên cứu để có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, nhanh gọn và hiệu quả hơn nữa để cơ quan có thẩm quyền cao nhất ở địa phương có thể nắm bắt rõ, cụ thể và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở.

- Quy trình phê duyệt, thẩm định kế hoạch đào tạo cán bộ ở cơ sở là phù hợp với tính chất và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta, nhưng để quy trình đó phát huy tối đa hiệu quả thì hoàn toàn không phải là việc đơn giản. Các bước phối hợp thực hiện quy trình cần được giám sát (lẫn nhau) một cách chặt chẽ trên cơ sở các nguyên tắc pháp định, tránh tình trạng ra quyết định không đúng với yêu cầu của cơ sở, cũng có nghĩa là người cần được đào tạo, bồi dưỡng để về làm việc thì không được giải quyết, trái lại một số kẻ lợi dụng cơ chế để được cử đi học nhằm hợp lý hoá bằng cấp, phục vụ cho mục đích cá nhân.

- Thực tế công tác cán bộ từ cơ sở khi được báo cáo lên đến tỉnh và TW thì đã có những “dao động” cụ thể. Một phần lý do tạo nên sự “dao động” đó chính là chỗ chúng ta chưa có biện pháp quản lý hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và khoa học trong quá trình xây dựng kế hoạch và xem xét, thẩm định kế hoạch.

- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến, tiếng nói từ cơ sở, từ đó tập hợp thành những vấn đề lớn có tính thống nhất và phổ biến để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hệ thống, có chiều sâu chuyên môn và có tính ứng dụng cao, đó là việc mà các cấp có thẩm quyền của tỉnh đã, đang và tiếp tục cần phát huy cao hơn nữa.

Thứ tư: - Thực hiện phương châm gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng nhằm

phát huy kiến thức đã được học và tạo điều kiện động viên khuyến khích cán bộ tích cực, tự giác học tập, rèn luyện nâng cao trình độ. Từng bước thực hiện chuyên môn hoá các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn.

- Tránh trường hợp với động cơ cá nhân, vì “ giữ chức”, “thăng tiến” tìm mọi cách để dược đi học, “học bằng mọi giá”,“học bằng được”, học chiếu lệ để có “bằng cấp”.

- Quán triệt và áp dụng đầy đủ việc giải quyết chế độ đối với cán bộ cơ sở khi đi học theo quy định hiện hành. Địa phương có chính sách đãi ngộ, hỗ trợ thêm kinh phí cùng với trách nhiệm cá nhân (phần mà chế độ chung chưa đảm bảo hoặc phát sinh), có thể như: Ngân sách 50%- 70%, cá nhân 30%-50%. Thực hiện phương châm xã hội hoá đào tạo, đối với những thanh niên tích cực, có triển vọng và có nguyện vọng công tác lâu dài ở dịa phương, thì có thể áp dụng “ Nhà nước và nhân dân cùng lo, cùng làm,cùng chịu trách nhiệm ”, kinh phí đào tạo có thể áp dụng theo “ công thức”: 3-3-3, cụ thể là Ngân sách Nhà nước cấp trên 30%- Ngân sách địa phương 30%- Gia đình cá nhân 30%,... (phải có quy định hết sức cụ thể, chặt chẽ, ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi)

Thứ năm: Tham mưu, góp ý kiến và cùng với tỉnh điều chỉnh, đổi mới nội dung

đào tạo, đổi mới phương pháp và hình thức dạy và học, đồng thời các xã, phường, thị trấn phải chủ động dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian tới (ít nhất là 5 năm).

Đảm bảo kết hợp đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ cấp trên cơ sở và cơ sở, giữa cấp ủy đảng với cơ quan tổ chức cán bộ và các đoàn thể quần chúng nhân dân trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ cho đơn vị mình.

Trên cơ sở dự báo về nhu cầu cán bộ trong (ít nhất) là hai nhiệm kỳ kế tiếp nhau, cơ bản cân đối được nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn cán bộ, dự báo sự thiếu hụt hoặc thừa cán bộ trong thời gian tới (tất nhiên là cả về số lượng, chuyên ngành đào tạo,

trình độ đào tạo). Đối tượng cán bộ đưa vào diện quy hoạch cần dựa trên các nguồn cung cấp có thể:

- Cán bộ trẻ, có năng lực đang công tác.

- Quân nhân rời quân ngũ, phấn đấu tốt có bằng tốt nghiệp THPT trở lên.

- Con em ở địa phương đã tốt nghiệpTHPT tham gia hoạt động tích cực, có hiệu quả trong các đoàn thể quần chúng, sản xuất giỏi,.. là hạt nhân của các phong trào.

- Con em là người địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...

Do vấn đề nguồn cán bộ ở cơ sở khó được đáp ứng đủ cho nên việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là điều đặc biệt quan trọng. Nó góp phần quyết định khả năng “đầu tư” của địa phương. Trong khi luôn gặp khó khăn về kinh phí thì đối với công tác quy hoạch, cần phải có được những kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ trong diện quy hoạch. Tránh tình trạng tốn kém kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, lãng phí thời gian nhưng không đem lại hiệu quả trong công việc. Cấp lãnh đạo cần có biện pháp kịp thời bố trí, sử dung cán bộ trong quy hoạch khi họ đang có dấu hiệu tiến bộ, có xu hướng phát triển.

Căn cứ theo phương châm quy hoạch cán bộ mà Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị khoá IX (11.2004) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh dạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ như: Nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Do đó, việc đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí cán bộ và cho công tác quy hoạch cán bộ đồng thời đây cũng là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)