T Vùng, miền số (Người)
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách đãi ngộ
Bảo đảm mối quan hệ tương quan, hỗ trợ lẫn nhau giữa cán bộ Đảng và cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể, cán bộ giữa các vùng, các lĩnh vực, khuyến khích những người làm việc tốt, có hiệu quả, trọng dụng và ưu đãi người có tài, có năng lực, khắc phục tình trạng phân phối, bình quân, đồng thời khắc phục sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các đối tượng cán bộ, có chính sách đúng đắn đối với từng loại cán bộ công tác từ các môi trường khác nhau, thuộc thành phần dân tộc thiểu số, giáo dân, miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... cán bộ đóng góp nhiều trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
Xây dựng chính sách động viên tinh thần đúng mức, kịp thời, tiếp tục tôn vinh những người có tài, có công trong các thời kỳ, khuyến khích cán bộ nâng cao nhiệt tình cách mạng trong công tác, yêu nước, yêu nghề, tự giác học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực cá nhân, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tuyên dương khen thưởng thoả đáng... tạo điều kiện cho cán bộ lớn tuổi, cán bộ đã nghỉ hưu tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng theo khả năng và sở trường của mỗi người.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành chương trình cải cách tiền lương một cách đồng bộ và toàn diện. Trên cơ sở nhận thức mới về đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là đội ngũ chuyên trách, vấn đề tiền lương cho đối tượng này cần được quan tâm nghiên cứu để có chính sách hợp lý hơn. Chính vì vậy, tìm ra các giải pháp hợp lý, khả thi để đổi mới chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Với nguyên tắc quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, đãi ngộ phải thoả đáng, có tính tạo động lực, đổi mới chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở cần phải được cụ thể hoá theo các nhóm sau đây: