Đối với cán bộ chuyên trác hở cơ sở

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 76 - 80)

T Vùng, miền số (Người)

3.2.2.1. Đối với cán bộ chuyên trác hở cơ sở

Theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP, Nghị định 01/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư liên tịch số 204/2005/TTLT-BNV-BTC, thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV- BTC-BLĐTBXH của các bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động thương binh và xã hội, quy

định về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn thì chế độ tiền lương cho cán bộ chuyên trách ở cơ sở được quy định theo bảng xếp lương sau:

TT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Hệ số Lương cũ (NĐ -121) Hệ số Lương mới (NĐ -204) Hệ số lương +% tái cử (nếu có) (NĐ-121) Hệ số Lương mới (NĐ-204) 1 Bí thư Đảng uỷ Mức lương thực hiện từ 01/10/2004 2,00 2,35 681,5 2,00+% tái cử 2,85 826,5 2 Phó Bí thư Đảng uỷ Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Mức lương thực hiện từ 01/10/2004 1,90 2,15 623,5 1,90+% tái cử 2,65 768,5 3 Thường trực Đảng uỷ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phó Chủ tich HĐND Phó Chủ tịch UBND Mức lương thực hiện từ 01/10/2004 1,80 1,95 565,5 1,80+% tái cử 2,45 710,5 4 Trưởng các đoàn thể Uỷ viên UBND

Mức lương thực hiện từ 01/10/2004 1,70 1 75 507,5 7,70+% tái cử 2,25 652,5

Ghi chú: Đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ CP

ngày 01/10/2004 của Chính phủ được tính lại mức lương theo mức lương mới của cán bộ chuyên trách cấp xã tại bảng chuyển xếp này. Riêng hệ số lương của Xã đội phó từ hệ số 1,46 chuyển sang hệ số mới là 1,86].

Có thể thấy, so với Nghị định 09/1998/NĐ - CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thì những quy định trong Nghị định 121/CP và Nghị định 204/NĐ-CP là một bước tiến đáng ghi nhận trong chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Tuy nhiên, với khối lượng công việc lớn, tính chất công việc phức tạp thường trực, thời gian làm việc nhiều thì hệ số hưởng lương cho đội ngũ cán bộ

chuyên trách ở cơ sở quy định như trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP (như bảng trên) vẫn còn quá thấp. Chúng tôi cho rằng lương của một bí thư, chủ tịch cấp xã thấp hơn lương của một đồng chí hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học trên địa bàn là bất hợp lý. Vì vậy cần phải tiếp tục cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là nhóm cán bộ chuyên trách theo hướng tích cực và thoả đáng hơn nữa.

Giải pháp đổi mới theo hướng: Nâng hệ số lương (theo quy định hiện hành) thêm khoảng từ 15%-20% hoặc chuyển hệ số lương chức danh thành hệ số lương ngạch công tác (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể...) kèm theo hệ số phụ cấp chức vụ (thoả đáng) và % tái cử, kiêm nhiệm (nếu có): [ HSLngạch công tác + PC chức vụ +%TC(nếu có)+PC KN(nếu có)=HSL Chức danh ].

Một điểm khác của cán bộ chuyên trách ở cơ sở là những người hoạt động theo nhiệm kỳ, thông qua bầu cử (không quá 2 nhiệm kỳ). Do vậy, theo chúng tôi ngoài hệ số hưởng lương từ Nghị định 121 đã được chuyển xếp theo quy định mới tại Nghị định 204 cần có thêm phụ cấp chức vụ, hệ số % tái cử tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của một chức danh. Phần phụ cấp này chỉ gắn với chức vụ và như vậy vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm.

Theo Điểm 1 Mục II Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP quy định: Trường hợp cán bộ được phân công kiêm nhiệm nhiều chức vụ chuyên trách thì được xếp lương theo chức vụ chuyên trách có mức lương cao nhất. Như vậy, nhiều cán bộ chuyên trách đảm nhiệm 2 chức vụ, ví dụ: Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND nhưng chỉ được nhận lương của một chức vụ. Điều này theo chúng tôi vẫn còn bất hợp lý. Vì vậy với chức danh kiêm nhiệm cần có hệ số phụ cấp thích hợp.

Về vấn đề nâng bậc lương cho cán bộ chuyên trách cấp xã:

Theo Điểm 4. Mục II Thông tư liên tịch 34 thì cán bộ chuyên trách cấp xã nếu được tái cử cùng chức vụ hoặc được bầu giữ chức vụ khác trong số cán bộ chuyên trách thì từ tháng thứ 61 trở đi kể từ thời điểm được bầu giữ chức vụ lần đầu theo Nghị định 121/2003/NĐ - CP (kể cả NĐ-09 cũng đã quy định) được hưởng phụ cấp 5% tái cử. Nhưng quy định của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện thì phụ cấp tái cử 5% chỉ áp dụng cho những cán bộ tái cử cùng chức vụ thì được xếp vào bậc 2, còn tái cử không cùng

chức vụ thì xếp vào bậc 1, như vậy là thiếu sự thống nhất trong các quy định của nhà nước và quá thiệt thòi đối với cán bộ. Ví dụ: Ông A phó chủ tịch UBND xã nghiệm kỳ 1999-2004 đang hưởng hệ số 1,80+5% tái cử, đến nhiệm kỳ 2004-2009 được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã được hưởng hệ số 1,90 (NĐ121)+5% tái cử, khi chuyển xếp lương mới theo Nghị định 204 thì được xếp vào bậc 1 với hệ số 2,15. Nhưng nếu ông A nhiệm kỳ 2004-2009 vẫn tiếp tục giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND xã thì lại được xếp lương bậc 2 hệ số 2,45. Như vậy, ông A lên chức thì lương lại xuống. Đề nghị điều chỉnh hợp lý, thống nhất.

Cũng trong vấn đề này, nếu áp dụng quy định phụ cấp % tái cử không cùng chức vụ theo NĐ121, thì cán bộ chuyên trách cấp xã cứ 5 năm (nếu được tái cử) mới được hưởng một lần (thêm 5%) là quá thấp. Phụ cấp tái cử theo quy định trên là không đáng kể và chưa thực sự tạo được sự khuyến khích, động viên cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở nổ lực phấn đấu. Và không công bằng so với các đối tượng khác, như mức chênh lệch lương giữa cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Qua liên hệ so sánh cho thấy điều đó. Ví dụ: Chủ tịch UBND xã (có thể là đại học) xếp lương bậc 1, hệ số 2,15, sau 5 năm nếu tái cử thì được xếp bậc 2, hệ số 2,65. Trong khi đó, một người tốt nghiệp đại học được tuyển vào Công chức xã thì dược xếp lương bậc 1, hệ số 2,34, sau 3 năm nâng lên bậc 2, hệ số 2,67, sau 3 năm tiếp theo lên bậc 3, hệ số 3,00. Như vậy, lương của Chủ tịch xã khởi điểm thấp hơn chuyên viên là 0,19 (2,34 – 2,25). Sau 5 năm lương Chủ tịch được tăng thêm 0,40, còn chuyên viên sau 6 năm được tăng thêm 0,66.Đề nghị điều chỉnh phù hợp.

Về chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ chuyên trách cơ sở:

Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/ CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về sữa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/ CP và được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ - CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ. Theo các văn bản trên bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã bao gồm chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp lao động, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phụ hồi sức

khoẻ và chế độ bảo hiểm y tế. Như vậy có thể thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng được quy định về hưởng các chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như cán bộ công chức nhà nước cấp trên. Về mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 20% tiền lương hàng tháng. Trong đó cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng 5%, sử dụg lao động (UBND xã) đóng 15%.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là đối với những trường hợp cán bộ chuyên trách cấp xã không được tái cử, không liên tục đảm nhiệm công việc chuyên trách và không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì giải quyết như thế nào ? Theo quy định (được cộng tính thời gian cách quãng không quá 1 năm), thời gian cách quãng (lâu hơn) về quá trình công tác của đối tượng cán bộ này không được cộng để tính vào thời gian tham gia BHXH (trong khi đó đối với cán bộ công chức, viên chức thì được cộng để tính) Ví dụ: Ông B giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND xã từ năm 1985 đến năm 1991 chuyển sang làm nhiệm vụ khác ngoài chuyên trách. Đến năm 1994 được bố trí lại làm Uỷ viên UBND phụ trách Quân sự. Lúc duyệt cấp sổ BHXH thì chỉ được tính từ năm 1994 trở đi, còn thời gian từ 1985 đến 1991 không được tính để cộng vào thời gian tham gia BHXH vì thời gian cách quãng là 3 năm.

Nếu quy định như vậy là thiệt thòi và không công bằng đối với cán bộ chuyên trách cơ sở. Vì vậy, theo chúng tôi: Thời gian cách quãng trong quá trình công tác của cán bộ chuyên trách nên phải được cộng dồn để tính thời gian tham gia BHXH cho họ.

Tại khoản 2 điều 5 Nghị định 121 quy định thời gian có tham gia BHXH trên 10 năm nhưng dưới 15 năm thì cho phép tự nguyện đóng BHXH (15% mức lương trước khi ghỉ việc) cho đủ 15 năm để hưởng chế độ nghỉ hưu. Nhưng các Bộ (Nội vụ, Tài chính, LĐTBXH) chưa có sự thống nhất trong việc ban hành thông tư hướng dẫn dẫn. (Bộ Nội vụ đã có văn bản không cho phép tự nguyện đóng BHXH nữa mà cho nghỉ hưởng chế độ trợ cấp một lần). Theo chúng tôi, cần có văn bản quy định chi tiết hơn về vấn đề này và giải quyết cho các đối tượng nói trên được tiếp tục tự nguyện tham gia đóng BHXH để họ được hưởng chế độ hưu.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tinht nghệ an (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)