Trách nhiệm đối với môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 114)

Nghiên cứu cho thấy các DN chưa có sự quan tâm đúng mức đối với môi trường. Mặc dù là nhân tố đo lường thấp nhất mức độ thực hiện TNXH của

DN nhưng “Trách nhiệm với môi trường” cũng có ảnh hưởng khá mạnh đến việc thực hiện TNXH.

Trong sản xuất kinh doanh, DN cần phải có hệ thống kiểm tra chất thải, rác thải trước khi xả ra môi trường, phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về môi trường mà Nhà nước đặt ra.Trong quá trình sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra, cải tiến các quy trình để hạn chế đến mức thấp nhất các sản phẩm hư hỏng. Kêu gọi nhân viên cùng nhau tiết kiệm, tránh sự lãng phí không cần thiết từ những việc nhỏ nhặt như tiết kiệm điện, nước, giữ vệ sinh chung đến việc cải tiến toàn bộ quy trình, cắt giảm những khâu không cần thiếtnhằm giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Ngoài ra, sử dụng nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng là cách DN thể hiện trách nhiệm với xã hội, đồng thời lấy được thiện cảm của người tiêu dùng.Doanh nghiệp có thể nghiên cứu áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường nhưpin mặt trời, khí biogas, xăng sinh học,… trong cách

hoạt động sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên không

có chất hóa học, thay thế các túi đựng nhựa, nilon bằng các túi giấy có thể phân hủy.

Để thực hiện hiệu quả hơn nữa các hoạt động trên thì DN nên thường xuyên theo dõi và lưu giữ hồ sơ đánh giá mức độ thực hiện cũng như hiệu quả

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hiện đại, sự hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thế giới buộc các DN ở Việt Nam nói chung và các DN ở thành phố Cần Thơ nói

riêng phải tuân thủ các “luật chơi” của toàn cầu mà trong đó TNXH đã trở

thành điềukiện tất yếu nếu các DN muốn tồn tại và phát triển. Trong quá trình

nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy phần lớn các DN đều có biết về TNXH nhưng chủ yếu ở mức độ chưa rõ ràng. Chính vì thế mà các DN chưa có cơ sở vững chắc, cũng như chưa chắc chắn những lợi ích có thể đạt được để họ mạnh dạng thực hiện TNXH. Đồng thời các DN cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện TNXH như thiếu nguồn tài chính, nhân lực, chưa có đầy đủ nguồn thông tin chính xác,…Với mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa TNXH, lãnh đạo (chuyển đổi) và hiệu quả tài chính, đồng thời đề ra các giải pháp giúp DN thực hiện TNXH một các hiệu quả hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy lãnh đạo theo hướng chuyển đổi sẽ có tác động tích cực đối với việc thực hiện TNXH của DN, TNXH tác động tích cực đến lợi ích kinh doanh của DN và cuối cùng lợi ích kinh DN ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính, trong đó, TNXH được đo lường bởi ba thành phần: “Trách nhiệm với nhân viên –

khách hàng”, “Trách nhiệm với nhà cung cấp –cộng đồng”, “Trách nhiệm với môi trường”; lợi ích kinh doanh được đo lường bởi: “Giữ chân nhân viên”, “Thu hút, giữ chân khách hàng”, “Tiếp cận vốn”. Như vậy, xét trong dài hạn, việc thực hiện TNXH sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho DN, để cải thiện việc thực hiện TNXH, DN cần phải cải thiện từng yếu tố bên trong nó, tìm cách

khác phục những khó khăn cũng như cải thiện quan điểm, nhận thức và kỹ năng của chính người lãnh đạo.

Mặc dù đạt được những kết quả như trên nhưng nghiên cứu vẫn còn nhiều khiếm khuyết do hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng của tác giả. Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu sơ cấp. Tuy đây là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

nhưng kết quả bị hạn chế về giá trị, bởi nhìn chung chọn mẫu thuận tiện không phản ánh được cấu trúc của tổng thể nên hạn chế khả năng suy rộng ra toàn bộ

tổng thể. Thứ 2, để ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong nghiên cứu thì cỡ mẫu phải lớn trong khi cỡ mẫu của nghiên cứu này còn tương đối nhỏ. Hơn nữa, do hạn chế về cỡ mẫu nên nghiên cứu không thể kiểm định sự

khác biệt trong sự ảnh hưởng của TNXH đế FP giữa ba nhóm quy mô DN khác nhau: nhỏ, vừa và lớn. Thứ 3, nghiên cứu này chỉ sử dụng khái niệm lãnh

đạo chuyển đổi để đo lường lãnh đạo của DN, trong khi lãnh đạo giao dịch luôn tồn tại song song, thậm chí ngày càng phổ biến hơn. Do đó, nghiên cứu

chưa đo lường được hết sự ảnh hưởng của lãnh đạo đối với việc thực hiện

TNXH và đối với hiệu quả tài chính của DN, cũng như tác động của từng

phong cách lãnh đạo đối với mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả tài chính.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước

Nhà nước cần phải ban hành các quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa trong các vấn đề liên quan đến TNXH của DN. Cần phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm đối với người lao động, với môi trường,…Cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của các DN, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Khuyến khích cũng như có những ưu đãi nhất định đối với những DN

thực hiện tốt TNXH nhưhỗ trợ vốn, tư vấnkỹ thuậthoặc giảm thuế để khuyến khích nhiều hơn nữa việc thực hiện TNXH trong DN.

Thường xuyên tổ chức các diễn đàn về TNXH để các DN đóng góp ý kiến, cũng như chia sẽ những thành công hoặc khó khăn gặp phải trong quá

trình thực hiện TNXH. Từ đó có những hỗ trợ và tư vấn thiết thực để các DN thực hiện TNXH ngày càng hiệu quả.

Phối hợp với các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ trong nước trong việc tuyên truyền, kêu gọi các DN thực hiện TNXH.

Ban hành những hướng dẫn thực hiện TNXH trong DN như các văn bản hướng dẫn hoặc sách hướng dẫn về cách thức thực hiện TNXH cũng như những ví dụ cụ thể về lợi ích mà nó mang lại.

6.2.2 Đối với các Hiệp hội ngành nghề

Các Hiệp hội ngành nghề cần phải thiết lập một bộ quy tắc ứng xử chung cho các DN của mình trên cơ sở tham khảo các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của các bộ quy tắc CoC quốc tế. Điều này giúp cho các DN vừa thực hiện tốt quy định của pháp luật Việt Nam, vừa thực hiện tốt các

yêu cầu của đối tác, từ đó vượt qua được các rào cảng kỹ thuật, thương mại mà các đối tác dựng lên.

Bên cạnh đó, các Hiệp hội ngành nghề cũng cần phải tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo các DN trong việc thực hiện TNXH để việc thực hiện TNXH đạt được hiệu quả tốt nhất

6.2.3 Đối với các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ cần có những hoạt động nhằm quảng bá

TNXH như: tổ chức các hội nghị bàn tròn, các Hội thảo quốc tế lớn về TNXH để thu hút sự chú ý của các tổ chức, các DN khác. Một số Hội thảo đã được tổ chức như: Việt Nam CSR Forum tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo TNXH hướng tới an toàn và phát triển bền vững khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội,…đã thu hút rất nhiều nhà hoạt động về TNXH trong và ngoài nước

tham gia.

Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ cũng có thể tổ chức các giải thưởng để vinh danh những DN có đóng góp tích cực trong hoạt động TNXH hoặc tổ chức các cuộc thi sáng kiến về thực hiện TNXH, từ đó có thể áp dụng rộng rãi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

Bùi Văn Trịnh, 2011. Tập bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh.Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thị Tuyết, 2011. Quản trị doanh nghiệp.Đại học Cần Thơ.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.NXB Hồng Đức.

Lê Dân, Nguyễn Thị Trang, 2011. Mô hình đánh giá lòng trung thành của sinh viên dựa vào phân tích nhân tố. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2

(43)

Lê Thanh Hà, 2009. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

Lưu Tiến Thuận, Huỳnh Nhựt Phương và Phạm Lê Hồng Nhung, 2012.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS trong lĩnh vực kinh tế, y học, và khoa học xã hội và nhân văn.Đại học Cần Thơ.

Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn

hóa Thông tin.

Ngô Vân Hoài, 2011. Nghiên cứu chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Viện khoa học lao động xã hội: Bản tin số 26 - Phát triền bền vững.

Nguyễn Duy Quang, 2011. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại khách sạn Creen Pla-Za Đà Nẵng. Luận

văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Nghiên cứu khoa học marketing - ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB lao động.

Nguyễn Huỳnh Kim Ngân, 2013. Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ. Lận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Hữu Dũng, 2007. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Diễn đàn trách nhiệm xã hội tại Việt Nam:

http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=336&itemid= 363.

Nguyễn Khánh Duy, 2009. Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS.Trường Đại học Kinh tế, TP.HCM.

Nguyễn Ngọc Thắng, 2010. Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội

Phạm Lê Hồng Nhung và Đinh Công Thành, 2012. Áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính trong kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ siêu thị tại Thành Phố Cần Thơ. Kỷ yếu Khoa học 2012. Đại học Cần Thơ.

Phạm Quốc Đạt, 2009. CSR, PR và thương hiệu trách nhiệm. Nhịp cầu đầu tư.7/9. Có thể xem tại: http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=2465- csr-pr-va-thuong-hieu-trach-nhiem.

Nguyễn Thị Thùy Giang, 2011. Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ kí túc xá Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Việt Hàn. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

Phạm Văn Đức, 2012. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách.Tạp chí triết học.

Trịnh Thị Minh Hải, 2011. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ công chứng tại Thành Phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ. Đại học

Đà Nẵng.

Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh.Huế: Đại học kinh tế.

2.TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

Ali, I., Rehman, K. U., Ali, S. I., Yousaf, J., & Zia, M., 2010. Corporate social responsibility influences, employee commitment and organizational performance. African Journal of Business Management , 2796-801.

Ashforth, B., and Mael, F., 1996. Organizational Identity and Strategy as a Context for the Individual, Advances in Strategic Management, 13: 17-62.

Avolio, B.J., 1999. Full Leadership Development: Building the Vital Forces in Organizations. Thousand Oaks: CA Sage.

Backhaus, K., Stone, B., and Heiner, K.,2002. Exploring the Relationship between Corporate Social Performance and Employer Attractiveness. Business & Society, 41:292-318.

Balabanis, G., Philips H. and Lyall, J.,1998. Corporate Social Responsibility and Economic Performance in the Top British Companies: Are They Related?. European Business Review, 98: 25-44.

Baron, D, 2008. Managerial Contracting and Corporate Social Responsibility. Journal of Public Economics 92: 268-88.

Bass, B. M., & Avolio, B. J., 1994. Improving organizational Effectiveness through Transformational Leadership. Thousand Oaks, CA: Sage.

Bass, B. M., & Avolio, B. J., 1997. Full Range Leadership: Manual for the Multifactor Leadership Questionnaire. Palo Alto, CA: Mind Garden.

Bass, B. M., 1985. Leadership and Performance beyond Expectations. New York, Free Press.

Boehnke, K., Bontis, N. Distefano, J., & Distefano, A., 2003. Transformational Leadership: An Examination of Cross-national Differences and Similarities. Leadership and Organization Development Journal, 24: 5- 17.

Brammer, S., Millington, A., & Rayton, B., 2007. The Contribution of Corporate Social Responsibility to Organisational Commitment International.

Journal of Human Resource Management, 18: 1701-19.

Burns, J. M., 1978. Leadership. New York: Harper & Row

Carroll, A. B., 1999. Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct. Business Society , 268-95.

Copeland, N., 1942. Psychology and the soldier. Harrisburg, PA: Military Service Publicetions.

Cowe, R., and Williams, S., 2000. Who are the Ethical Consumers? The Co-Operative Bank.

Cravens, K., Oliver, E., and Ramamoorti, S., 2003. The Reputation Index: Measuring and Managing Corporate Reputation. European Management Journal ,21: 201-212.

Creyer, E., and Ross, W., 1997. The Influence of Firm Behaviour on Purchase Intention: Do Consumers Really Care about Business Ethics. Journal of Consumer Marketing, 14: 421-432.

Davidson, W., & Worrell, D., 1990. A Comparison and Test of the Use of Accounting and Stock Market Data in Relating Corporate Social Responsibility and Financial Performance. Akron Business and Economic Review 21(3), pp. 7-19.

Dechant, K., and Altman, B., 1994. Environmental Leadership: From Compliance to Competitive Advantage. Academy of Management Executive,

8: 7-27.

Dutton, J., Dukerich, J. and Harquail, C.,1994. Organizational Images and Member Identification, Administrative Science Quarterly, 39: 239-263.

Dvir, T., Eden, D., Avolio, B., & Shamir, B., 2002. Impact of transformationalleadership on follower development and performance: A field experiment. Academy of Management Journal, 45: 735–744.

Egri, C. & Herman, S., 2000. Leadership in the North American Environmental Sector: Values, Leadership Styles, and Contexts of Environmental Leaders and their Organizations. Academy of Management Journal, 32: 571-604.

Elkington, J., 1997. Cannibals with forks: The triple bottom line of 21st Century business. Oxford: Capstone.

Fombrun, C., Gardberg, N., & Server, J., 2000. The Reputation Quotient: A Multi - Stakeholder Measure of Corporate Reputation. The Journal of Brand Management 7, 4: 241-55.

Freeman, R. E., 1984. Strategic management: A stakeholder approach.

Boston: Pitman.

Fry, L. W., 2003. Towards a Theory of Spiritual Leadership. The Leadership Quarterly, 14: 693-727.

Gildea, R., 2001. Consumer Survey Confirms Corporate Social Action Affects Buying Decisions. Public Relations Quarterly (Winter), 20-21.

Greening, D., and Turban, D., 2000. Corporate Social Performance as a Competitive Advantage in Attracting a Quality Workforce. Business & Society, 39: 254-80

Hemphill, J.K., 1949. Situational factors in leadership. Columbus: Ohio State University, Bureau of Educational Research.

Hopkins, M., 2003. The Planetary Bargain: Corporate Social Responsibility Matter.Earthscan Publications Ltd.: London

House, R. J. & Aditya, R. N., 1997. The Social Scientific Study of Leadership. Journal of Management, 3: 409-473.

Howell, J., & Frost, P., 1989. A Laboratory Study of Charismatic Leadership. Journal of Organizational Behaviour and Human Development Processes, Vol 43: 243 – 269.

Hughes, R., Ginnett and Curphy, G., 1994, Leadership, Enhancing the Lessons of Experience. 2nded., Irwin, Homewood, IL.

Humphreys, J. H., & Einstein, W. O., 2003. Nothing New under the Sun: Transformational Leadership from a Historical Perspective. Management Decision, 41: 85-95.

Humphries, J., 2001. Transformational and transactional leader behavior.

Journal of Management Research, 3: 149 – 159.

Lee and Chuang, 2009. The Impact of Leadership Styles on Job Stress and Turnover Intention: Taiwan Insurance Industry as an Example. www.hclee@ttu.edu.tw.

Lewis, S.,2001.Measuring Corporate Reputation. Corporate Communications, 6: 31-5.

Lussier, R., & Achua, C., 2004. Leadership: Theory application skill development. Egan, MN: Thompson/South-Western.

Maignan, I., Ferrell, O. C., & Hult, G. T., 1999. Corporate Citizenship: Cultural Antecedents and Business Benefits . Journal of the Academy of Marketing Science, 27: 455-469 .

Mallen Baker, 2004. Corporate social responsibility. mallenbaker.net Matten, D., & Moon, J., 2004. Corporate Social Responsibility: Education in Europe. Journal of Business Ethics, 323–337.

McGuire, J., Sundgren, A., and Schneeweis ,T.,1988. Corporate Social Responsibility and Firm Financial Performance. Academy of Management Journal, 31: 854-872.

McWilliams, A., & Siegel, D., 2000. Corporate social responsibility and financial performance: correlation or misspecification? Strategic Management Journal, 603-609.

McWilliams, A., & Siegel, D., 2001. Corporate social responsibility: a theory of the firm perspective. The Academy of Management Review, 117- 127.

Mill, G., 2006. The Financial Performance of a Socially Responsible Investment Over Time and a Possible Link with Corporate Social Responsibility. Journal of Business Ethics, 63: 131-148.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 114)