Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 105 - 107)

Kết quả ước lượng các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu cho thấy chúng đều có ý ngĩa. Như vậy, với bốn giả thuyết được đặt ra ban đầu có 3 giải thuyết được chấp nhận, riêng giả thuyết “Lãnh đạo có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN” bị bác bỏ. Cụ thể:

Giả thuyết H1 được phát biểu là “Việc tăng cường thực hiện TNXH có

tác động thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh của DN”. Kết quả SEM cho thấy TNXH có ảnh hưởng mạnh và thuận chiều đến lợi ích kinh doanh của DN, trọng số ước lượng đạt 0,747 ở giá trị pvalue rất nhỏ. Hơn nữa, có 55,8% sự biến thiên của biến lợi ích kinh doanh được giải thích bởi biến TNXH. Điều này chứng tỏ khi DN quan tâm đến nhân viên trong tổ chức, có những chính sách để hổ trợ, đạo tạo phát triển kỹ năng nhân viên, đồng thời thể hiện sự công bằng trong việc trả lương, thưởng thì mức độ hài lòng của nhân viên đối với tổ chức sẽ tăng cao, từ đó họ sẽ hứng thú hơn trong công việc, động lực làm việc cũng được nâng lên. Khi nhân viên hài lòng với tổ chức thì họ sẽ gắn bó lâu dài với tố chức, DN sẽ tránh được hiện tượng chảy máu chất xám. Việc quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp DN đảm bảo được quá trình sản xuất, kinh doanh được liên tục. Hơn nữa, mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với nhà cung cấp còn có thể giúp họ được những ưu đãi về giá cả, chất lượng,…Đối với khách hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn là điều mà họ quan tâm, hơn nữa việc DN giải quyết tốt những thắc mắc, khiếu nại của họ

trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng để họ quyết định tiếp tục lựa chọn sản phẩm của DN. Vì vậy, khi DN thực hiện tốt những vấn đề này thì họ sẽ duy trì được một lực lượng khách hàng trung thành, không những thế nhờ tác dụng của việc truyền miệng, DN cũng sẽ thu hút được những khách hàng mới đầy tiềm năng. Cuối cùng, việc DN quan tâm, thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với môi trường sẽ cải thiện được hình ảnh của họ trong mắt các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng, vì trong xu hướng xã hội ngày nay thì các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng

thường quan tâm hơn đối với những DN biết chi sẽ trách nhiệm đối với các vấn đề chung của xã hội.

Với giá trị pvalue gần bằng 0, giả thuyết H2: “Sự gia tăng lợi ích kinh

doanh có tác động thuận chiều đến sự gia tăng hiệu quả tài chính của DN” được chấp nhận. Trọng số ước lượng của mối quan hệ này bằng 0,827 chứng tỏ lợi ích kinh doanh có tác động mạnh đến hiệu quả tài chính. Điều này cho thấy, khi nhân viên hài lòng với công việc, động lực làm việc của nhân viên tăng sẽ nâng cao hiệu quả công việc, năng suất công việc cũng sẽ tăng lên, giúp doanh thu của DN tăng. Ngoài ra, việc nhân viên gắng bó lâu dài với DN sẽ giúp DN tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo. Khi DN có được lực lượng khách hàng trung thành sẽ giúp cho doanh thu ổn định, đồng thời việc thu hút thêm khách hàng mới sẽ làm DN tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Khi DN thu hút được các nguồn vốn tài trợ, đặc biệt đối với vốn vay, DN có thể sử dụng đòn bẩy tài chính đểtăng tỉsuất lợi nhuận trên tài sản, đồng thời vốn vay còn có tác dụng như lá chắn thuế giúp DN giảm được lượng thuế phải đóng cho Nhà nước.

Kết quả cho thấy lãnh đạo tác động thuận chiều đến việc thực hiện TNXH nhưng lại có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Như vậy, giải thuyết H3được chấp nhận, giả thuyết H4bị bác bỏ. Cần lưu ý rằng, như đã trình bày ở chương 2 thì trong nghiên cứu này chỉ xem xét phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong DN, người theo phong cách lãnh đạo này quản lý nhân

viên của mình bằng tình cảm hơn là bằng những quy định của tổ chức. Kết quả này một lần những khẳng định lại những kết luận của các nghiên trước rằng phong cách lãnh đạo này có tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH nhưng lại kém hiệu quả trong hiệu quả tài chính. Như vậy, trong DN nếu người lãnh đạo biết xây dựng tầm nhìn mang tính đạo đức, biết cách thuyết phục nhân viên khi giải quyết các vấn đề trong tổ chức, quan tâm đến nhân viên, cho phép họ đóng góp ý kiến trong các quyết định và vận dụng các quy tắc trong DN một cách linh hoạt,….thì người lãnh đạo này sẽ có xu hướng quan tâm đến các vấn đề TNXH của DN. Hơn nữa, DN chỉ thực hiện tốt TNXH khi chính người lãnh đạo có ý thức trong vấn đề này. Đối với hiệu quả tài chính, cũng được trình bày ở chương 2, phong cách lãnh đạo giao dịch (quản lý nhân viên theo các quy tắc) và phong cách lãnh đạo chuyển đổi là hai phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với phong cách lãnh đạo giao dịch vì nó có hiệu quả vượt bậc đến hiệu quả tài chính của DN. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tác động tiêu cực của lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả tài chính. Khi người lãnh đạo quan tâm nhiều đến các vấn đề mang tính đạo đức, dùng tình cảm để quản lý DN thì trong dài hạn không những không

giúp cải thiện các chỉ số tài chính mà còn làm giảm đi. Có lẽ đây là lý do tại sao lãnh đạo giao dịch ngày càng phổ biến và tồn tại song song với loại phong cách lãnh đạo này. Ngày nay, các nhà lãnh đạo thường đặt các mục tiêu để nhân viên thực hiện, đồng thời luôn theo dõi hoạt động của nhân viên, tổ chức bằng các quy định đặt ra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 105 - 107)