Thang đo trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 87)

4.5.1.1 Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha

Trong kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến quan sát có hệ số tương

quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi mô hình. Tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên nhưng tốt nhất là lớn hơn

0,7 (Nunnally và Burnstein, 1994). Ngoài ra, nếu hệ sốCronbach’s Alpha nếu bỏ một biến nào đó lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của mô hình thì biến đó nên được loại bỏ(Trọng vàNgọc, 2008).

Với hệ số Cronbach’s Alpha tổng đạt 0,896, không có biến nào có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng và cũng không có biến nào có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3, vậy16 biến ban đầu dùng để đo lường mức độ thực hiện TNXH của DN đều được giữlại.

Bảng 4.17: Kiểm định độ tin cậy của thang đo trách nhiệm xã hội

STT Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

1 Giảm thiểu và tái chế rác thải (mt1) 0,455 0,894

2 Giảm thiểu trong khâu đóng gói (mt2) 0,459 0,893

3 Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) (mt3) 0,540 0,891 4 Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân thiện với môi trường (mt4) 0,540 0,891 5 Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ năng (nv1) 0,518 0,892 6 Ngăn chặn phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng, phúc lợi, thăng tiến

STT Biến quan sát Tươnbiến tổngg quan Cronbach’s Alpha nếu loại biến

7 Mức lương của DN cao hơn mức lương trung bình của khu vực kinh tế DN đang tham gia

(nv3) 0,386 0,896

8 Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời và thỏa đáng (kh1) 0,679 0,886 9 Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ (kh2) 0,691 0,885 10 Cung cấp thông tin và nhãn mác sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính xác (kh3) 0,673 0,886 11 Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng (kh4) 0,547 0,891

12 Thanh toán đúng hạn hợp đồng (ncc1) 0,637 0,887

13 Chính sách mua hàng công bằng (ncc2) 0,689 0,885

14 Cung cấp đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ (ncc3) 0,635 0,887 15 Quyên góp làm từ thiện (tài chính, thời gian, sức lao động,…) (cd1) 0,434 0,895 16 Thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền địa phương (cd2) 0,548 0,891

Cronbach’s Alpha 0,896

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

4.5.1.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các biến này được đưa vào kiểm định trong phân tích EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (Thọ và Trang, 2011).

Với hệ số KMO đạt 0,859>0,5 và kiểm định Bartlett có Pvalue bằng 0,00 < 0,05, kết quả EFA lần 1 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau. Tại eigenvalue = 1,4, kết quả trích được 3 nhóm nhân tố với phương sai trích đạt 51,80% (lớn hơn 50%). Tuy nhiên, do biến mức lương của DN so với mức trung bình của khu vực (nv3) có hệ số tải nhân tố chỉ đạt 0,275 (nhỏ hơn 0,5) và nhỏ nhất nên biến này bị loại khỏi thang đo. Tương tự, ở lần xoay nhân tố thứ 2, biến dịch vụ chăm sóc khách hàng (kh4) cũng bị loại khỏi thang đo do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5.

Bảng 4.18: Kết quả EFA thang đo trách nhiệm xã hội lần 1

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

Giảm thiểu và tái chế rác thải (mt1) 0,866

Giảm thiểu trong khâu đóng gói (mt2) 0,699

Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) (mt3) 0,813

Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân thiện với

môi trường (mt4) 0,525

Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ năng (nv1) 0,794

Ngăn chặn phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo,

lương, thưởng, phúc lợi, thăng tiến (nv2) 0,705

Mức lương của DN cao hơn mức lương trung bình của khu

vực kinh tế DN đang tham gia (nv3) 0,275

Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời và thỏa đáng

(kh1) 0,680

Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ

(kh2) 0,784

Cung cấp thông tin và nhãn mác sản phẩm, dịch vụ rõ

ràng, chính xác (kh3) 0,718

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng (kh4) 0,303

Thanh toán đúng hạn hợp đồng (ncc1) 0,806

Chính sách mua hàng công bằng (ncc2) 0,845

Cung cấp đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng về sản

phẩm, dịch vụ (ncc3) 0,628

Quyên góp làm từ thiện (tài chính, thời gian, sức lao

động,…) (cd1) 0,635

Thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền

địa phương (cd2) 0,602

Pvalue (Kiểm định Bartlett) 0,00

KMO 0,859

Eigenvalue 1,4

Phương sai trích 51,80%

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn ngày nay thì việc tăng lương cho nhân viên luôn là vấn đề khiến các DN luôn phải thận trọng suy nghĩ, thậm chí ngay cả việc trả lương bình thường mỗi tháng cũng khiến nhiều DN gặp khó khăn và không ít trong số họ chậm trễ trong vấn đề này. Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, thời gian gần đây, rất nhiều DN lớn như ngân hàng ACB, Eximbank, EVN,...không những không tăng lương mà còn cắt giảm để tiết kiệm chi phí. Dù DN thực hiện tốt TNXH thì cũng khó để họ quyết định tăng lương cho nhân viên, có lẽ vì thế nên biến nv3 không có ý nghĩa trong việc đo

lường việc thực hiện TNXH của DN. Bên cạnh đó, khách hàng là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến sự tồn tại của DN, là đối tượng được quan tâm hàng đầu của DN. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến các DN càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn để giữ chân khách hàng hiện tại và lôi kéo khách hàng từ DN khác. Ngoài việc cạnh tranh từ chính những sản phẩm, các DN ngày càng chú trọng và muốn tạo sự khác biệt ởnhững dịch vụ đi kèm hơn, đặc biệt đối với những sản phẩm mà khách hàng cảm nhận không có sự khác nhau giữa các DN thì đây chính là một trong những tiêu chí hàng đầu cho sự lựa chọn của họ. Do đó, biến kh4 không có ý nghĩa trong việc đo lường TNXH, bởi DN luôn phải có gắng nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng dù họ có quan tâm đến TNXH hay không.

Sau khi loại lần lượt 2 biến nv3 và kh4 khỏi thang đo, kết quả EFA lần cuối có hệ số KMO đạt 0,855 (>0,5 và <1), giá trị Pvalue của kiểm định Bartlett bằng 0,00. Tại eigenvalue bằng 1,394 có 3 nhân tố được trích ra với phương sai trích đạt 55,63%. Tất cả các biến còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5.

Bảng 4.19: Kết quả EFA thang đo trách nhiệm xã hội lần cuối

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

Giảm thiểuvà tái chế rác thải (mt1) 0,862

Giảm thiểu trong khâu đóng gói (mt2) 0,697

Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) (mt3) 0,814

Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân thiện với môi trường

(mt4) 0,528

Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ năng (nv1) 0,792

Ngăn chặn phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo, lương,

thưởng, phúc lợi, thăng tiến (nv2) 0,700

Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời và thỏa đáng (kh1) 0,664

Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ (kh2) 0,764

Cung cấp thông tin và nhãn mác sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính

xác (kh3) 0,706

Thanh toán đúng hạn hợp đồng (ncc1) 0,773

Chính sách mua hàng công bằng (ncc2) 0,864

Cung cấp đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ

(ncc3) 0,640

Quyên góp làm từ thiện (tài chính, thời gian, sức lao động,…) (cd1) 0,632

Thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền địa

phương (cd2) 0,583

Pvalue (Kiểm định Bartlett) 0,00

KMO 0,855

Eigenvalue 1,394

Phương sai trích 55,63%

Nhân tố 1 gồm 5 biến quan sát: Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ năng

nhân viên, Ngăn chặn phân biệt đối xử trong tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng, phúc lợi, thăng tiến, Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời và thỏa đáng, Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và cung ứng dịch vụ, Cung cấp thông tin và nhãn mác sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính xác. Nhìn chung, các

biến này phản ánh trách nhiệm của DN đối với nhân viên và đối với khách

hàng nên nhân tố này được gọi là “Trách nhiệm với nhân viên –khách hàng”

(CSR1).

Nhân tố 2 gồm 5 biến quan sát, trong đó có 3 biến liên quan đến nhà cung cấp: Thanh toán đúng hạn hợp đồng, Chính sách mua hàng công bằng, Cung cấp đặc điểm kỹ thuật, thông tin rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ; 2 biến còn lại liên quan đến cộng đồng: Quyên góp làm từ thiện, Thiết lập mối quan hệ tốt và minh bạch với chính quyền địa phương. Các biến này phản ánh trách nhiệm của DN đối với nhà cung cấp và cộng đồng nên nhân tố này được gọi là “Trách nhiệm với nhà cung cấp –cộng đồng” (CSR2).

Nhân tố 3 gồm 4 biến quan sátđều liên quan đến môi trường: Giảm thiểu và tái chế rác thải, Giảm thiểu trong khâu đóng gói, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu thân thiện với môi trường. Do đó, nhân tố này được gọi là “Trách nhiệm với môi trường” (CSR3).

Phương trình nhân tố:

CSR1 = 0,204*nv1 +0,164*nv2 + 0,194*kh1 + 0,278*kh2 +0,206*kh3 CSR2 = 0,178*ncc1 + 0,423*ncc2 + 0,147*ncc3 + 0,128*cd1 + 0,146*cd2

CSR3 = 0,353*mt1 + 0,189*mt2 + 0,359*mt3 + 0,133*mt4

Các hệ số trong phương trình nhân tố thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến tổng hợp. Dựa vào mô hình tuyến tính của các biến mới lập ra, chúng ta có thể biết được những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến các biến tổng và yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, qua đó nếu DN muốn cải thiện điều gì, trong trường hợp chỉ ưu tiên cải thiện một trong các yếu tố, thì có thể dựa vào những mô hình này để chọn ra yếu tố có nhân số lớn. Vì nhân số lớn hơn chứng tỏ yếu tố đó có sự ảnh hưởng lớn hơn. Dựa vào phương trình nhân tố ta thấy các biến quan sát kh2, ncc2, mt3 là những biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến các biến tổng của nó, trong khi các biến nv2, cd1, mt4 lại có ảnh hưởng nhỏ nhất đến các biến tổng.

4.5.2 Thang đo lợi ích kinh doanh

4.5.2.1 Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha

Với 12 biến của thang đo lợi ích kinh doanh, tất cả các biến đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng (0,897>0,7). Vậy tất cả các biết của thang đo này đều được giữ lại.

Bảng 4.20: Kiểm định độ tin cậy của thang đo lợi ích kinh doanh

STT Biến quan sát Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

1 DN dễ dàng thu hút nhân viênmới (bbnv1) 0,631 0,888 2 Nhân viên gắn bólâu dài với DN (bbnv2) 0,738 0,883 3 Mức(bbnv3) độ hài lòng về công việc của nhân viên 0,640 0,888 4 Động lực làm việc của nhân viên (bbnv4) 0,565 0,892

5 Doanh thu của DN (bbkh1) 0,449 0,897

6 Dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại (bbkh2) 0,638 0,888 7 Khách trung thành với DN (bbkh3) 0,632 0,888 8 Nhân viên nhiệm với xã hội công nhận DN thực hiện tốt trách (bbdt1) 0,655 0,887 9 Khách hàng nhiệm với xã hội công nhận DN thực hiện tốt trách (bbdt2) 0,677 0,886 10

DN khác trong cùng lĩnh vực sẽ công nhận DN thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội và có giá trị

đầu tư dài hạn (bbdt3) 0,589 0,890

11 Dễ dàng nhận được vốn từ các ngân hàng và các tổ chức cho vay khác (bbvon1) 0,588 0,891 12 Dễ dàng nhận được vốn từ các nhà đầu tư(bbvon2) 0,585 0,891

Cronbach’s Alpha 0,897

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

4.5.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả EFA lần 1 trích được 3 nhân tố để đo lường lợi ích kinh doanh của DN tại giá trị eigenvalue bằng 1,101 và phương sai trích đạt 58,35%. Các

chỉ tiêu hệ số KMO và Pvalue của kiểm địnhBartlett đều đạt yêu cầu chứng tỏ các biến trong thang đo có tương quan với nhau.Kiểm tra hệ số tải nhân tố của các biến quan sát ta thấy biến DN khác trong cùng lĩnh vực công nhận DN

thực hiện tốt TNXH có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 và nhỏ nhất nên ta loại biến này khỏi thang đo.Ở các lần xoay nhân tố tiếp theo, các biến Nhân viên công nhận DN thực hiện tốt TNXH, Khách hàng công nhận DN thực hiện tốt TNXH và

biến Dễ thu hút nhân viên mới đều lần lượt bị loại khỏi mô hìnhdo có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5.

Bảng 4.21: Kết quả EFA thang đo lợi ích kinh doanh lần 1

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

DN dễ dàng thu hút nhân viên mới (bbnv1) 0,354

Nhân viên gắn bó lâu dài với DN (bbnv2) 0,780 Mức độ hài lòng về công việc của nhân viên (bbnv3) 0,922 Động lực làm việc của nhân viên (bbnv4) 0,906

Doanh thu của DN (bbkh1) 0,772

Dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại (bbkh2) 0,692

Khách hàng trung thành với DN (bbkh3) 0,866

Nhân viên công nhận DN thực hiện tốt trách nhiệm với xã

hội (bbdt1) 0,385

Khách hàng công nhận DN thực hiện tốt trách nhiệm với

xã hội (bbdt2) 0,485

DN khác trong cùng lĩnh vực sẽ công nhận DN thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội và có giá trị đầu tư dài hạn

(bbdt3) 0,336

Dễ dàng nhận được vốn từ các ngân hàng và các tổ chức

cho vay khác (bbvon1) 0,823

Dễ dàng nhận được vốn từ các nhà đầu tư (bbvon2) 0,900

Pvalue (Kiểm định Bartlett) 0,00

KMO 0,855

Eigenvalue 1,101

Phương sai trích 58,35%

Nguồn: Kết quả xử lý số liệuphỏng vấn DN năm 2013

Như vậy, cả ba biến để đo lường danh tiếng của DN đều không có ý nghĩa trong việc đo lường lợi ích kinh doanh của DN. Có lẽ các biến này bị loại là do: Đối với khách hàng, trong thời gian qua việc nhiều DN bị phát hiện có những hành vi vi phạm gây hại đến môi trường, trên thị trường có hàng loạt sản phẩm chất lượng kém ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng khiến cho khách hàng hoài nghi liệu DN có thực sự thực hiện tốt TNXH như những gì họ nói. Cũng không ít khách hàng cho rằng việc thực hiện TNXH cũng chỉ là để DN quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm của mình, là cách để DN thu hút sự quan tâm của công chúng. Đối với DN khác trong cùng lĩnh vực, trong thời kỳ kinh tế cạnh tranh khốc liệt, không một DN nào muốn mình bị vượt mặt bởi đối thủ, một khi đối thủ đánh giá mình cao thì đồng nghĩa với

việc áp lực cạnh tranh của họ dành cho mình càng cao, điều này không được xem là có ích cho DN. Đối với nhân viên, có lẽ nhân viên hơn ai hết là người hiểu rõ DN của mình nhất, hơn nữa trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, nhiều DN đã mạnh tay cắt nhân sự, giảm lương thì điều mà nhân viên quan tâm nhất chính là lương bổng, công việc ổn định chứ không phải là việc thực hiện TNXH của DN.

Cũng như danh tiếng của DN, biến Dễ thu hút nhân viên mới cũng không có ý nghĩa trong việc đo lường lợi ích kinh doanh của DN. Có lẽ do một mặt trong thời gian qua các DN hạn chế trong việc tuyển dụng để cắt giảm chi phí, mặt khác với số lượng lao động thất nghiệp ngày càng tăng thì chuyện có được việc làm là việc mà những người thất nghiệp quan tâm nhất, nên họ sẵn sàng chấp nhận ứng tuyển vào những DN mà họ không rõ hoặc thậm chí là không thích. Họ sẽ không quan tâm liệu đây là một DN có thực hiện tốt TNXH hay

không.

Sau khi loại các biến không đạt yêu cầu, kết quả EFA lần cuối cũng trích được 3 nhân tố với phương sai trích đạt 66,73% tại eigenvalue bằng 1,05. Hệ số KMO đạt 0,771 (>0,5 và <1) và kiểm định Bartlett có Pvalue bằng 0,00 (<0,05). Như vậy các biến quan sát đều có tương quan với nhau. Không có biến nào có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 nên đều thích hợp để đo lường thang đo lợi ích kinh doanh của DN.

Bảng 4.22: Kết quả EFA thang đo lợi ích kinh doanh lần cuối

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

Nhân viên gắn bó lâu dài với DN (bbnv2) 0,700 Mức độ hài lòng về công việc của nhân viên (bbnv3) 0,898

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 87)