Thang đo hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 97 - 98)

4.5.4.1 Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha

Cả 3 biến đo lường hiệu quả tài chính của DN đều được giữ lại vì tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng (0,890>0,7).

Bảng 4.25: Kiểm định độ tin cậy của thang đo hiệu quả tài chính

STT Các yếu tố trả công Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

1 ROS 0,793 0,836

2 ROE 0,808 0,822

3 ROA 0,753 0,871

Cronbach’s Alpha 0,890

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

4.5.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Cũng như thang đo lãnh đạo, ở thang đo hiệu quả tài chính, có 1 nhân tố được trích, bao gồm cả ba biến quan sát ban đầu với tổng phương sai trích đạt

73,18% tại eigenvalue là 2,46. Hệ số KMO bằng 0,742 và Pvalue của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến có tương quan với nhau. Không có biến nào có hệ số tải nhân tố dưới 0,5 nên đều được giữ lại. Nhân tố này vẫn được gọi là “Hiệu quả tài chính” (FP).

Bảng 4.26: Kết quả EFA thang đo hiệu quả tài chính

Biến quan sát Nhân tố

1

ROS 0,867

ROE 0,890

ROA 0,807

Pvalue (Kiểm định Bartlett) 0,00

KMO 0,742

Eigenvalue 2,46

Phương sai trích 73,18%

Phương trình nhân tố:

FP = 0,360*ROS + 0,441*ROE + 0,239*ROA

Trong 3 biến quan sát ROS, ROE, ROA thì ROA có ảnh hưởng thấp nhất đến FP do có hệ số nhỏ nhất (0,239), còn ROE thì có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số là 0,441. Nhìn chung, cả 3 biến đều có ảnh hưởng mạnh đến biến tổng FP.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 97 - 98)