Đo lường khái niệm TNXH

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 49 - 50)

Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về TNXH trong DN nhưng đa số đều sử dụng lý thuyết các bên liên quan để xác định TNXH của DN. Sweeney (2009) cho rằng một DN có TNXH nếu nó xem xét đến quyền lợi và nhu cầu của các các bên liên quan, thường được phân thành nhân viên, khách hàng, môi trường và cộng đồng địa phương. Hội đồng Thương mại thế giới cũng đề cập đến các khía cạnh bảo vệ môi trường, bình

đẳng giới, an toàn, quyền lợi lao động, chế độ đãi ngộ, phát triển nhân viên và hành động vì cộng đồng khi định nghĩa về TNXH trong DN. Matten và Moon (2004) thì cho rằng TNXH bao chùm các khái niệm đạo đức kinh doanh, DN làm từ thiện, công dân DN, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Còn theo Carroll (1991), các bên liên quan nên được xem xét trong định hướng TNXH của DN bao gồm chủ sở hữu (cổ đông), người lao động, khách hàng, cộng đồng địa phương, và xã hội. Theo Hà (2009) thì TNXH là sự kết hợp hài hòa lợi ích của DN, người lao động, khách hàng, cộng đồng xã hội, người tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Thêm vào đó, lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) cho rằng nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng địa phương, và nhà quản lý được xem như các bên liên quan quan trọng của một DN.

Về thực tế, trong 10 nguyên tắc thực hiện TNXH của Bộ Hiệp ước Toàn cầu cũng đề cập đến lĩnh vực người lao động và bảo vệ môi trường, bộ

tiêu chuẩn SA8000 đề cập đến các tiêu chuẩn lao động, bộ tiêu chuẩn BSCI bổ

sung thêm vấn đềmôi trường, bộ ISO14000 về hệ thống quản lý môi trường.

Như vậy, nhìn chung các bên liên quan chính được định hướng trong việc thực hành TNXH bao gồm: nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng, cộng đồng và môi trường.

Người lao động mong đợi sự an toàn, tiền lương, phúc lợi và ý nghĩa

công việc như để bù lại lao động của họ. Bù lại cho lòng trung thành, họ mong

đợi DN cung cấp đầy đủ cho họ và đưa họ vượt qua những thời điểm khó

khăn.

Khách hàng trao đổi các nguồn lực với sản phẩm của DN và nhận lại những lợi ích của sản phẩm. Khách hàng cung cấp nguồn sống cho DN dưới dạng doanh thu. Do đó, để tồn tại và phát triển DN phải duy trì mối quan hệ

với khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, dịch vụ

hậu mãi, giải quyết khiếu nại,…

Cộng đồng địa phương cấp cho các DN quyền xây dựng cơ sở vật chất và nó nhận lại lợi ích từ thuế và các khoản đóng góp kinh tế - xã hội của DN.

Nếu mối quan hệ giữa DN với cộng đồng địa phương tồi tệ, nó sẽ không còn

được tin tưởng hay bị tẩy chay.

Nhà cung cấprất cần thiết cho sự thành công của DN, vì nguyên liệu sẽ quyết định chất lượng và giá cả sản phẩm cuối cùng. Khi DN đối xử với nhà cung cấp như một thành viên quan trọng của mạng lưới các bên liên quan, chứ không đơn giản như một nguồn nguyên liệu, các nhà cung cấp sẽ đáp ứng nhu cầu của DN (Freeman, 1984).

Môi trường:hiện nay, môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi,… đang được quan tâm trên toàn thế giới. Trong khi đó, chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp đa phần là bởi chất thải công nghiệp từ các hoạt động của DN. Bảo vệ môi trường cũng tạo cho DN môi trường hoạt động an toàn và bền vững.

Nghiên cứu này sẽ đo lường TNXHthông qua các đối tượng trên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 49 - 50)