Hiệu quả tài chính (FP) của DN

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 36 - 39)

Trong kinh tế học tân cổđiển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực đểđạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá các nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.

Thực tế cho thấy hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau có những khái niệm về hiệu quả khác nhau, chẳng hạn:

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được

các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;… Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm,…) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt được các mục tiêu xác định (Tuyết, 2011). Từ khái niệm khái quát này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H = K/C (2.1)

Với: H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế nào đó

K là kết quả thu được từ hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế đó C là toàn bộ chi phí để đạt được kết quả đó.

Nếu xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các DN, thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao

động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Tuyết, 2011). Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.

Để phân biệt với hiệu quả, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được hiểu là những gì mà DN đạt được sau một quá trình sản xuất, kinh doanh nhất định. Kết quả kinh doanh của một DN có thể là những đại lượng cân, đong, đo, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,…và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn

có tính chất định tính như: uy tín của DN, chất lượng sản phẩm,…(Tuyết,

2011).

Phân biệt kết quả và lợi ích kinh doanh (business benefits – viết tắt là BB), theo Bách khoa toàn thư về phương pháp và thuật ngữ kinh doanh, lợi ích kinh doanh là kết quả của một hành động hay quyết định góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh. Những lợi ích kinh doanh có giá trị tích cực cho DN như sự hài lòng của khách hàng, cải thiện hình ảnh thương hiệu, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm rủi ro, tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí,... Lợi ích kinh doanh bao gồm lợi ích tài chính và lợi ích phi tài chính.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thường bao gồm: hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Trong nghiên cứu này, để dễ đo lường và quan sát tác giả tập trung phân tích hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị tác động bởi việc thực hiện TNXH.

Theo Sơn và Phi (2006), hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Có bốn nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của DN (Trịnh, 2011):

- Nhóm chỉ tiêu thanh toán

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quảsử dụng vốn

- Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

- Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

Trong đó, để đánh giá hiệu quả về tài chính của DN, các nhà quản trị và các nhà đầu tư thường quan tâm đến các chỉ tiêu lợi nhuận như: hệ số lãi ròng

(ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE),v.v…

2.1.5.1 Hệ số lợi nhuận ròng (ROS)

Hệ số này phản ánh khoản lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) của một DN so với doanh thu của nó. Nó thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

ROS = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu (2.2)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao như ngành ăn uống, dịch vụ, du lịch,… có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh vàng

bạc, ngoại tệ,…Do dó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với DN tương tự trong cùng một ngành, DN nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một DN có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một DN càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao.

2.1.5.2 Hệ số suất sinh lời trên tổng tàisản (ROA)

Hệ số này phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của DN và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo DN. Nó thể hiện 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng giá trị tài sản (2.3)

Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Một DN đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với DN đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại,… thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm,…

2.1.5.3 Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)