Mức độ hiểu biết chung về trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 77)

Khi tổng số 140 DN được hỏi về mức độ hiểu biết của mình về TNXH

thì đa số các DN đều trả lời rằng họ biết về TNXH nhưng chưa thật sự hiểu rõ về vấn đề này, với tỷ lệ là 59,3%. Chỉ có không đến 20% số DN tự tin rằng họ biết rất rõ về TNXH cũng như các nguyên tắc, công cụ thực hiện TNXH và có

áp dụng chúng vào DN, trong khi vẫn còn 35 DN, chiếm tỉ lệ 25%, hoàn toàn không biết về TNXH. Nhìn chung, với số điểm trung bình là 1,91cho thấy các DN tuy có biết nhưng họ vẫn chưa rõ về vấn đề TNXH trong DN.

Kết quả thống kê cụ thể đối với các DN thuộc các quy mô khác nhau cho

thấy, ở tất cả các quy mô thì đa số các DN đều chưa hiểu rõ về TNXH. Tuy

nhiên, có 22,6% DN có quy mô lớn trả lời họ biết rất rõ về TNXH, cao hơn các tỉ lệ tương ứng ở các DN có quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, mặc dù chênh

lệch không nhiều nhưng mức độ hiểu biết chung về TNXH của DN có quy mô lớn cũng cao hơn so với các DN vừa và nhỏ, với số điểm trung bình đạt 1,94. Đối với khu vực kinh tế, chỉ có 6% số DN thuộc khu vực III hiểu rõ về TNXH, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với các tỉ lệ tương ứng ở hai khu vực còn lại. Ngoài

ra, khu vực III cũng có mức độ hiểu biết chung về TNXH thấp nhất trong ba khu vực, với số điểm trung bình là 1,76.

Bảng 4.2: Sự hiểu biết vềTNXH của các DN theo từng quy mô

Mức độ hiểu biết DN nhỏ DN vừa DN lớn Tổng quát Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Biết rất rõ 12 16,9 3 7,9 7 22,6 22 15,7

Biết nhưng chưa rõ 39 54,9 29 76,3 15 48,4 83 59,3

Hoàn toàn không biết 20 28,2 6 15,8 9 29,0 35 25,0

Tổng 71 100,0 38 100,0 31 100,0 140 100,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Bảng 4.3: Sự hiểu biết vềTNXH của các DN theo từng khu vực kinh tế

Mức độ hiểu biết Số Khu vực I Khu vực II Khu vực III lượng Tỉ lệ (%) lượngSố Tỉ lệ (%) lượngSố Tỉ lệ (%)

Biết rất rõ 7 19,4 11 28,9 4 6,0

Biết nhưng chưa rõ 22 61,2 19 50,0 42 63,6

Hoàn toàn không biết 7 19,4 8 21,1 20 30,4

Tổng 36 100,0 38 100,0 66 100

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Mặc dù đa số DN chưa hiểu rõ về TNXH nhưng có đến 93,6% trong số họ đều cho rằng DN nên thực hiện TNXH. Bởi theo họ, DN thực hiện TNXH là DN biết quan tâm đến đời sống của nhân viên, đảm bảo lợi ích của nhân

viên, do đó sẽ tạo được sự gắng bó của nhân viên đối với DN và năng suất làm việc của nhân viên cũng sẽ tăng, từ đó làm tăng doanh thu của DN. Bên cạnh đó, một DN thực hiện tốt TNXH sẽ tạo được thiện cảm trong mắt khách hàng, đối tác và các cổ đông, điều này giúp DN thu hút khách hàng, vốn đầu tư và nâng cao hình ảnh của DN. Theo nhiều DN thì đây cũng là cách để phát triển thương hiệu và tạo sự khác biệt về hình ảnh đối với đối thủ. Cũng không ích DN cho rằng, thực hiện TNXH là xu hướng chung của xã hội. Trong quá trình hội nhập của nền kinh tế, khi TNXH đã trở thành rào cản bắt buộc các DN

phải thực hiện nếu muốn mở rộng thị trường, thu hút đầu tư,…thì DN sẽ tự đào thải mình nếu họ không quan tâm đến vấn đề mới mẻ này. Một DN muốn tồn tại lâu dài, phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của đối thủ thì họ bắt buộc phải thực hiện tốt TNXH. Tuy nhiên, vẫn còn 9 DN, chiếm 6,4%, cho rằng DN không cần thiết phải thực hiện TNXH. Bởi họ cho rằng mục tiêu chính của DN là tạo ra lợi nhuận, DN chỉ cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí để đem lại lợi nhuận; việc thực hiện TNXH không những không mang lại hiệu quả mà còn gây tốn kém, mất thời

4.2.2 Nguồn thông tin cung cấp về trách nhiệm xã hội

Phần lớn các DN trong tổng số 105 DN trả lời có hiểu biết về TNXH nhận được nguồn thông tin từ truyền thông (ti vi, báo chí, radio,…), với tỉ lệ 66,7% trong tổng số DN và 52,2% trong tổng số các trả lời. Như vậy đây là nguồn cung cấp hiệu quả các thông tin về TNXH đến các DN. Bên cạnh đó có

25 DN, chiếm 23,8% tổng số DN cũng nhận được thông tin từ Hiệp hội ngành

nghề; trong khi ít DN nhận được thông tin từ tổ chức phi chính phủ tại địa phương và từ các DN khác. Điều này cho thấy hoạt động chưa đạt hiệu quả của các tổ chức phi chính phủ trong việc cung cấp nguồn thông tin về TNXH

cho các DN, trong khi đáng lẽ đây phải là nguồn thông tin cung cấp mạnh nhất đến các DN về vấn đề xã hội này. Đồng thời, giữa các DN cũng chưa có sự chia sẽ các nguồn tin về TNXH, có lẽ một mặt do phần lớn họ cũng không hiểu rõ về nó, mặt khác họ cũng không quan tâm đến việc các DN khác muốn hay không muốn thực hiện TNXH.

0 10 20 30 40 50 60 70 Số lượng 18 17 25 70 4 Doanh nghiệp Tổ chức phi chính Hiệp hội ngành nghề Truyền thông Khác

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Hình 4.1 Nguồn cung cấp thông tin về THXH

4.2.3 Nhận thức về trách nhiệm xã hội

Khi nghe đến cụm từ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” phần lớn

các DN (87,14% trong tổng số DN phỏng vấn) đều liên tưởng đến việc gây quỹ, làm từ thiện, hỗ trợ cộng đồng địa phương. Bảo vệ môi trường cũng là hoạt động được nhiều DN lựa chọn, với 77,86% DN lựa chọn, chiếm 19,53%

trong tổng số các trả lời. Đây là hai khía cạnh màhầu hết các DN đều cho rằng cần phải làm khi thực hiện TNXH. Có lẽ, các DN nghĩ rằng TNXH trước hết là trách nhiệm đối với môi trường và đối với cộng đồng xung quanh.Bên cạnh đó, hơn 50% DN cho rằng việc tăng cường động viên nhân viên bằng các

sóc khách hàng cũng là những khía cạnh của TNXH. Chỉ có khoảng 30% số DN phỏng vấn nghĩ TNXH là đối xử công bằng và đúng mực với nhà cung cấp, người góp vốn; tạo sự khác biệt và xây dựng thương hiệu; phù hợp với xu hướng kinh doanh toàn cầu.

Bảng 4.4: Nhận thức của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội

Các khía cạnh Số lượng doanh nghiệp Tỉ lệ trong mẫu (%) Tỉ lệ trong tổng số trả lời (%) Bảo vệmôi trường 109 77,86 19,53 Gây quỹ, làm từ thiện, hỗ trợ cộng đồng địa phương 122 87,14 21,86

Tăng cường động viên nhân viên 77 55,00 13,80

Bảo vệvà chăm sóc khách hàng 75 53,57 13,44

Đối xử công bằng và đúng mực với nhà cung

cấp 46 32,86 8,24

Đối xử công bằng và đúng mực với người góp

vốn 41 29,29 7,35

Tạo sự khác biệt và xây dựng thương hiệu 42 30,00 7,53 Phù hợp với xu hướng kinh doanh toàn cầu 43 30,71 7,71

Khác 3 2,14 0,54

Tổng 558 398.57 100,00

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

4.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TNXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.3.1 Đối với môi trường

Nhìn chung mức độ quan tâm đến các vấn đề môi trường của các DN còn

tương đối thấp. Với điểm trung bình là 2,46 cho thấy mức độ gia tăng cho các hoạt động cải thiện môi trường không nhiều. Trong từng hoạt động cụ thể thì chỉ có hoạt động hạn chế ô nhiễm môi trường bằng biện pháp xử lý rác, nước thải, khí thải, tiếng ồn,…là tăng nhiều nhất, với điểm trung bình là 2,63. Có lẽ đây là hoạt động pháp luật bắt buộcđối với DN, đặt biệt ở những DN sản xuất có thải ra rác, nước thải, khí thải nên các DN ưu tiên thực hiện hơnđể đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan và tránh bị xử phạt. Các hoạt động khác chủ yếu xuất phát từ sự tự nguyện của DN, không có chế tài bắt buộc nên ít được sự quan tâm từ DN.

Bảng 4.5: Mức độ thực hiện các yếu tố về môi trường của doanh nghiệp

Biến quan sát trung bình Điểm

Giảm thiểu và tái chế rác thải 2,41

Giảm thiểu trong khâu đóng gói 2,22

Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước,

không khí) 2,63

Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ

liệu thân thiện với môi trường 2,59

Trung bình 2,46

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Đối với các DN có quy mô khác nhau, mặc dù mức trung bình ở cả ba quy mô đều cho thấy các DN chưa quan tâm nhiều đến môi trường nhưng nhìn

chung thì các DN có quy mô vừa có mức độ gia tăng các hoạt động tốt nhất,

chỉ có hoạt động giảm thiểu trong khâu đóng gói là ít tăng còn các hoạt động khác đều tăng khá nhiều. Trong 3 nhóm quy mô thì nhóm DN có quy mô nhỏ là ít quan tâm đến các hoạt động nhất, trung bình tất cả các hoạt động đều ở mức thấp. Có lẽ các DN nhỏ không có điều kiện về tài chính cũng như nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động này, hơn nữa có thể họ cho rằng DN nhỏ thì mức độ ảnh hưởng đến môi trường không lớn nên không cần thiết phải thực hiện.

Đối với từng khu vực kinh tế, kết quả thống kê cho thấykhu vực thương mại dịch vụ ít quan tâm nhất đến môi trường, với số điểm trung bình chỉ đạt

2,38. Hai khu vực còn lại tuy trung bình cũng ở mức độ tăng ít nhưng nhìn

chung mức độ gia tăng các hoạt động tốt hơn khu vực 3, đặc biệt hoạt động hạn chế môi trường bằng xử lý rác thải, khí thải,…tăng khá nhiều. Có lẽ, hai khu vực này là những DN sản xuất, có tác động nhiều đến môi trường nên áp

lực từ phía nhà nước đối với họ trong việc bảo vệ môi trường cũngcao hơn.

Bảng 4.6: Mức độ thực hiện các yếu tố về môi trường theo quy mô và khu vực kinh tế

Biến quan sát Quy mô doanh nghiệp Khu vực kinh tế

Nhỏ Vừa Lớn vực IKhu vực IIKhu vực IIIKhu

Giảm thiểu và tái chế rác thải 2,30 2,66 2,39 2.42 2.55 2.33

Giảm thiểu trong khâu đóng

gói 2,24 2,13 2,29 2.31 2.24 2.17

Hạn chế ô nhiễm môi trường

(đất, nước, không khí) 2,45 2,79 2,84 2.75 2.82 2.45

Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu thân thiện với môi trường

2,56 2,68 2,55 2.69 2.55 2.56

Trung bình 2,38 2,57 2,52 2,54 2.54 2.38

4.3.2 Đối với người lao động

Với điểm số trung bình là 2,67 nhìn chung mức độ gia tăng các hoạt động nhằm cải thiện đời sống nhân viên, nâng cao kĩ năng nhân viên,…là khá nhiều. Tuy nhiên yếu tố mức lương của DN so với mức trung bình của khu vực tăng khá ít. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn đã khiến các DN e dè trong việc tăng lương cho người lao động. Kết quả thống kê cũng cho thấy, hoạt động phát triển kỹ năng, nghề nghiệp người lao động thông qua đào tạo, tập huấn,…được các DN quan tâm nhất, với mức trung bình là 2,88, điều này cho thấy DN muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả làm việccủa nhân viên.

Bảng 4.7: Mức độ thực hiện các yếu tố về người lao động của doanh nghiệp

Biến quan sát trung bình Điểm

Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ năng 2,88

Ngăn chặn phân biệt đối xử 2,68

Mức lương của DN cao hơn mức lương

trung bình của khu vực 2,45

Trung bình 2,67

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Kết quả thống kê theo quy mô DN cho thấy, dù mức độ gia tăng chung

mức lương của DN so với khu vực còn khá ít nhưng ở các DN có quy mô lớn thì yếu tố này lại tăng khá nhiều. Có thể, các DNlớn có điều kiện về tài chính cũng như mức độ chuyên nghiệp trong các hoạt động của họ tốt hơn, trình độ chung nguồn nhân lực họ cao hơn nên khả năng kiếm được lợi nhuận cao của họ tốt hơn nên có khả năng tăng lương cho nhân viên tốt hơn so với các DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, khi nền kinh tế ngày càng khó khăn thì các DN lớn có khả năng đứng vững hơn các DN vừa và nhỏ. Đối với khu vực kinh tế, mức điểm trung bình của khu vực 3 chỉ đạt 2,6 cho thấy mức độ quan tâm đến nhân viên của các DN này khá ít, trong khi hai khu vực còn lại đều có mức độ tăng

khá nhiều trong các hoạt động.

Bảng 4.8: Mức độ thực hiện các yếu tố về người lao động theo quy mô và khu vực kinh tế

Biến quan sát NhỏQuy mô doanh nghiệpVừa Lớn Khu Khu vực kinh tế

vực I Khu vực II vực IIIKhu

Đào tạo, tập huấn, phát triển kỹ

năng 2,81 2,82 3,03 2,97 3,00 2,76

Ngăn chặn phân biệt đối xử 2,63 2,68 2,77 2,78 2,71 2,61

Mức lương của DN cao hơn mức

lương trung bình của khu vực 2,34 2,32 2,87 2,36 2,58 2,42

Trung bình 2,61 2,61 2,89 2,70 2,76 2,60

4.3.3 Đối với khách hàng

So với các đối tượng khác thì khách hàng là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến sự tồn tại của DN, có lẽ vì thế mà mức độ quan tâm của DN cho các hoạt động liên quan đến khách hàng cũng cao hơn, với mức điểm trung bình đạt 3,13.

Bảng 4.9: Mức độ thực hiện các yếu tố về khách hàng của doanh nghiệp

Biến quan sát Điểm trung bình

Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp

thời và thỏa đáng 3,06

Đảm bảo chất lượng trong sản xuất và

cung ứng dịch vụ 3,16

Cung cấp thông tin và nhãn mác sản

phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính xác 3,19

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách

hàng 3,12

Trung bình 3,13

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu phỏng vấn DN năm 2013

Bảng kết quả thống kê theo quy mô và khu vực kinh tế cho thấy, nhìn

chung ở các DN có quy mô khác nhau và hoạt động trong khu vực kinh tế

khác nhau thì mức độ gia tăng các hoạt động đều khá nhiều. Tuy nhiên, đối với các DN có quy mô lớn thì các hoạt động này lại tăng nhiều, điểm trung

bình đạt 2,52. Cụ thể đối với việc đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và cung cấp thông tin, nhãn mác sản phẩm, dịch vụ rõ ràng thì mức độ thực hiện tăng nhiều, còn hai hoạt động còn lại chỉ ở mức khá nhiều.

Có lẽ, các DN lớn luôn xem trọng uy tín, danh tiếngvà sự đánh giá của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời, với khả năng

tài chính, nguồn nhân lực chuyên nghiệp thì không khó để DN lớn đầu tư, cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng các dịch vụ đi

kèm.

Bảng 4.10: Mức độ thực hiện các yếu tố về khách hàng theo quy mô và khu

vực kinh tế

Biến quan sát NhỏQuy mô doanh nghiệpVừa Lớn Khu vực Khu vực kinh tế

I

Khu vực

II

Khu vực

III

Giải quyết khiếu nại của khách hàng

kịp thời và thỏa đáng 3,01 2,84 3,42 3,28 2,97 2,98

Đảm bảo chất lượng trong sản xuất

và cung ứng dịch vụ 2,99 3,16 3,55 3,31 3,05 3,14

Cung cấp thông tin và nhãn mác sản

phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính xác 2,99 3,13 3,74 3,33 3,05 3,20

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách

hàng 3,07 3,03 3,35 3,08 2,84 3,30

Trung bình 3,01 3,04 3,52 3,25 2,98 3,16

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nghiệm xã hội, hiệu quả tài chính và lãnh đạo của doanh nghiệp ở thành phố cần thơ (Trang 77)