Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Tổng công ty cổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại tổng công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 112 - 120)

phát trin công ngh Nông thôn

4.3.2.1 Rà soát lại trình độ chuyên môn, nguyện vọng và yêu cầu kỹ thuật của từng vị trí lao động để bố trí lại các vị trí lao động cho phù hợp.

- Kiểm tra lại yêu cầu kỹ thuật đối với từng vị trí công việc để bố trí người lao động có chuyên môn nghề nghiệp phù hợp với các vị trí sản xuất trong từng dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, nhằm sắp xếp những lao động có kỹ năng tay nghề phù hợp với các vị trí công việc, tăng khả năng sản xuất hơn nữa cho các vị trí công việc đó.

- Kiểm tra lại chuyên môn của từng lao động để bố trí công việc phù hợp hơn với chuyên môn của từng người, và phát huy tối đa nhất khả năng làm việc của lao động đó nhằm tối đa nhất khả năng sản xuất của từng lao động.

- Điều tra nguyên vọng, mong muốn của từng lao động đối với vị trí cộng việc mà họđang đảm nhận, xem họ có thấy phù hợp với năng lực làm việc, trình độ chuyên môn, sức khoẻ và sở thích của lao động đó hay không. Từđó ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nhìn lại một cách bao quát nhất các vị trí công việc hiện tại trong nhà máy mình cùng với lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp mà có cách sắp xếp, bố trí công việc một cách hiệu quả nhất. Không để cho bất cứ người lao động nào phải làm công việc mà họ không yêu thích, có như vậy thì tinh thần của người lao động mới tốt nhất và khả năng sản xuất cũng sẽ tự tốt lên.

4.3.2.2 Tăng cường mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động

- Tăng cường mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động để tất cả người lao động tham gia làm việc trong các nhà máy đều được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng năng làm việc hơn nữa. Việc mở các lớp đào tạo nội bộ cần thực hiện thường xuyên hơn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên chọn ra những lao động có trình độ chuyên môn vững gửi đi học tập, tiếp thu những tiến bộ, kinh nghiệm làm việc tiên tiến hơn và trở về tham gia sản xuất và đào tạo nội bộ trong hệ thống các nhà máy. Xây dựng một đội ngũ lao động có tay nghề cao ngày càng lớn mạnh.

- Theo dõi sát chất lượng đào tạo tại các lớp nâng cao tay nghề nhằm duy trì tối đa hiệu quả từ quá trình đào tạo lao động trọng các nhà máy, sựổn định về chất lượng đào tạo sẽđem lại cho doanh nghiệp một lực lượng lao động đồng đều chất lượng cao. Duy trì chất lượng đào tạo lao động trong các lớp bồi dưỡng, để người lao động được nâng cao kiến thức nghề nghiệp một cách thực sự. Ban lãnh đạo các nhà máy cần thể hiện sự quan tâm của mình đối với các lớp bồi dưỡng tay nghề qua việc mời các chuyên gia giỏi về hướng dẫn, đào tạo cho các lớp nâng cao tay nghề, kiểm tra chặt chẽ trình độ chuyên môn của người lao động sau khi được đào tạo và giám sát chất lượng làm việc của người lao động sau khi họ được đào tạo nâng cao tay nghề

- Thực hiện chế độ khen thưởng phù hợp đối với những người lao động đạt chất lượng tốt sau khi kiểm tra trình độ chuyên môn đã được đào tạo và có những hình thức phạt thích đáng đối với những lao động đã qua đào tạo nhưng lại đạt chất lượng sau kiểm tra trình độ chưa tốt, nhằm tăng tinh thần tự giác, phấn đấu của từng người lao động.

- Tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động, để mọi người lao động có mục tiêu phấn đấu trong lao động và có tinh thần cố gắng hơn nữa trong công việc được giao nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể và đem lại hiệu quả làm việc cao nhất.

- Khuyến khích mọi lao động tự trao dồi khả năng chuyên môn, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ, một cá nhân tiến bộ sẽ giúp cho cả một tập thể tiến bộ lên, giúp cho những người lao động có nhiều cơ hội tự nâng cao sức sản xuất của bản thân và đem lại kết quả cao hơn trong công việc của mình, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng ổn định hơn. Bên cạnh đó việc học tập, trao đổi kỹ năng làm việc lẫn nhau sẽ tạo nên sự thân thiện trong môi trường làm việc, và tính đoàn kết cao trong tập thể lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103

4.3.2.3 Xây dựng định mức công việc rõ ràng cho từng vị trí công việc để người lao động có mục đích phấn đấu hoàn thành

- Khi được giao định mức công việc rõ ràng thì người lao động sẽ tự nhận thức được phần công việc mà mình phải hoàn thành và sẽ cố gắng hết khả năng làm việc nhằm đạt được định mức đề ra, từ đó hiệu quả làm việc của người lao động cũng sẽđược nâng cao nhanh chóng.

- Định mức công việc chính là thước đo kết quả làm việc của từng lao động, để thấy được từng vị trí công việc đã đạt được kết quả làm việc tốt nhất hay chưa người quản lý sẽđối chiếu giữa kết quả lao động đạt được với định mức công việc đặt ra, từđó sẽ có những chếđộ khen thưởng, nêu gương lao động làm việc tốt và động viện những lao động làm việc chưa tốt phấn đấu hơn nữa để cho cả tập thể lao động cùng có kết quả làm việc tốt nhất và hiệu quả lao động tối đa nhất.

4.3.2.4 Xây dựng chế độ trả lượng theo sản phẩm khoán cho từng vị trí công việc, nhằm kích thích sản xuất tối đa đối với từng vị trí công việc.

Khi thực hiện trả lương khoán theo sản phẩm làm ra cho từng vị trí công việc thì mọi người lao động đều hướng mục đích làm việc của họ là làm ra nhiều sản phẩm nhất có thể nhằm đạt định mức và cố gắng vượt định mức để duy trì mức lương ổn định và tăng lên cho mỗi lao động. Mỗi lao động đều có sự cố gắng hơn trong công việc, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa nên tổng khối lượng sản phẩm làm ra của cả nhà máy cũng sẽ tăng theo, vì vậy hiệu quả làm việc của lao động sẽ tăng một cách rất tự nhiên. Bên cạnh đó khoán khối lượng công việc chung cho cả bộ phận sản xuất cũng tạo sựđoàn kết, phối hợp, hỗ trợ nhau làm việc một cách tối đa nhất có thể trong cả dây chuyền sản xuất, mọi người lao động sẽ tự học hỏi kinh nghiệm làm việc lẫn nhau, tự trau dồi khả năng lao động, cả tập thể lao động sẽ có sự gắn kết chặt với nhau, đoàn kết cùng nhau phấn đấu vì mục đính chung, các cá nhân làm việc hiệu quả cùng kết hợp với nhau sẽ tạo ra một tập thể mạnh, sản xuất giỏi.

4.3.2.5 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm sản xuất ra để thấy

được kết quả làm việc của từng vị trí công việc

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm sản xuất ra để thấy được người lao động làm việc tốt hay chưa tốt, sản phẩm làm ra bị lỗi nhiều hay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 không để từng người lao động sẽ có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp và không ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của công ty.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm sản xuất ra để thấy được những lỗi sản xuất thường thấy của từng vị trí công việc, từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu các lỗi sản xuất đó và tránh lãng phí thời gian lao động cần thiết cho người lao động.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩn sản xuất ra cũng nhằm ổn định chất lượng của các sản phẩm sản xuất ra, tránh các trường hợp rủi ro để sản phẩm lỗi hỏng tới tay người tiêu dùng sẽ gây mất uy tín của người sản xuất.

4.3.2.6 Trang bịđầy đủ và đảm bảo tính an toàn cao trong các trang thiết bị bảo hộ lao động

Qua quá trình điều tra thực tế thì các trang thiết bị bảo hộ lao động của của các nhà máy đã có nhưng chưa được đầy đủ và tính an toàn chưa cao vì vậy ban lãnh đạo các nhà máy nên quan tâm hơn nữa tới các trang thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc của người lao động:

- Mua bổ sung thêm những thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu để trang bị đầy đủ cho người lao động, giảm tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc, bên cạnh đó cũng giúp người lao động an tâm lao động sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm.

- Kiểm tra lại tính an toàn của các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động hiện tại đang sử dụng trong các nhà máy để thấy được những thiết bị bảo hộ nào không đủ đảm bảo an toàn cho người lao động sẽ bị loại bỏ và thay thế vào đó các trang thiết bị có đủ khả năng đảm bảo an toàn cho người lao động.

Việc trang bị đầy đủ và đảm bảo tính an toàn cao trong các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động sản xuất trong các nhà máy sẽ giúp người lao động được an toàn và an tâm làm việc. Tâm lý an toàn sẽ giúp họ không phải lo lắng về sức khỏe của mình hay những tai nạn sẽ gặp phải trong quá trình lao động, bên cạnh đó cũng tác động tới sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

4.3.2.7 Quan tâm hơn nữa tới sức khoẻ của người lao động tại các nhà máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Tăng chi phí cho suất ăn ca và giám sát chặt chẽ an toàn thực phẩm trong suất ăn ca

- Tăng thêm tiền cho chi phí trên một suất ăn nhằm nâng cao chế độ dinh dưỡng cho người lao động. Trong thời buổi hiện nay lạm phát luôn gia tăng khiến cho giá cả các mặt hàng cũng tăng theo, giá của các mặt hàng thực phẩm cũng tăng, nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên định mức chi phí cho một suất ăn sẽ dẫn tới việc phải cắt giảm lượng lương thực, thực phẩm trong mỗi suất ăn để không bị tăng chi phí, nhưng như vậy thì số lượng và chất lượng dinh dưỡng trong một suất ăn sẽ giảm, không đủ năng lượng bổ sung cho người lao động tiếp tục sản xuất, khiến họ dễ bị ốm đau, ảnh hưởng không tốt cho hoạt động sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp nên tăng thêm chi phí tiền ăn ca cho phù hợp với thực tế biến động của giá cả trên thị trường nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người lao động có đủ sức khỏe tiếp tục làm việc.

- Cần kiểm tra sát xao về an toàn thực phẩm trong bữa ăn ca cho người lao động, đảo bảo nguồn thực phẩm luôn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe người lao động. Không để xảy ra tình trạng thực phẩm bị nhiễm khuẩn, độc tố tuồn vào trong bếp ăn sẽ gây hại cho sức khỏe của người lao động, và ảnh hưởng tới sản xuất tại nhà máy.

- Tuyển dụng những đầu bếp có tay nghề giỏi, có tâm huyết với nghề để có thể chế biến những món ăn ngon, phù hợp về chếđộ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh nhằm giúp cho người lao động trong công ty vừa bổ sung được nguồn năng lượng bị hao tổn, lại vừa đảm bảo sức khoẻ phục vụ sản xuất của người lao động.

b. Xây dựng các phòng khám y tếđể chăm sóc sức khoẻ cho người lao động - Các nhà máy nên xây dựng các phòng khám y tế để khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Theo dõi sự biến động sức khỏe cho những người lao động trong nhà máy và cứu chữa kịp thời khi không may xảy ra những tai nạn trong trong khi làm việc của người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 - Các nhà máy cần tuyển những cán bộ y tế có trình độ chuyên môn vững, có tâm huyết với nghề làm việc trong các phòng khám y tế tại các nhà máy. Các cán bộ y tế này sẽ là những người theo dõi và chăm sóc sức khoẻ làm việc cho mỗi người lao động tham gia làm việc trong các nhà máy.

- Mua sắm thêm các trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh định kỳ và chữa trị vết thương, bệnh tật khi xảy ra những sự cố trong quá trình làm việc của người lao động, không để bất cứ tình huống đáng tiếc nào xảy ra đối với người lao động.

- Cung cấp sổ y tếđể mỗi người lao động có sổ y tế theo dõi sự biến động về sức khoẻ của người lao động theo thời gian, phát hiện kịp thời các triệu chứng bệnh và có pháp đồđiều trị thích hợp khi người lao động ốm đau, bệnh tật, giúp họ mau chóng khỏi bệnh và tiếp tục tham gia sản xuất tại nhà máy.

- Ban lãnh đạo nhà máy nên bố trí thời gian để người lao động ít nhất một tháng một lần được kiểm tra sức khoẻ, việc khám sức khoẻ định kỳ sẽ giúp cho các cán bộ y tế có được sự theo dõi chính xác nhất về tình hình sức khoẻ của người lao động và có khả năng xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

c. Thực hiện đóng bảo hiểm cho tất cả người lao động sau khi họđã hết thời gian thử việc

- Thực hiện đóng bảo hiểm ngay cho toàn bộ lao động làm việc trong nhà máy sau khi họ đã hết thời gian thử việc, đảm bảo quyền lợi cho lao động khi phát sinh ốm đau, thai sản, tai nạn, và cả khi nghỉ hưu, mất sức…

Người lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ an tâm lao động sản xuất, không còn phải lo lắng nhiều về vấn đề kinh tế khi phát sinh ốm đau, thai sản, tai nạn, nghỉ hưu, mất sức…Bên cạnh đó việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động cũng thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp tới đời sống của người lao động, từ đó người lao động sẽ có thêm động lực để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, và cố gắng lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm, tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cùng nhau chung sức vun đắp cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107

4.3.2.8 Tạo môi trường làm việc thân thiện và an toàn cho người lao động

- Tạo môi trường làm việc thân thiện giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với nhà quản lý nhưng vẫn duy trì tính nghiêm túc, chuyên nghiệp trong quá trình làm việc giúp cho người lao động cảm nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà máy đối với họ. Người lao động luôn có được tâm lý làm việc thoái mái nhất sẽ có được kết quả lao động tốt nhất.

- Tạo tính cộng đồng trong bầu không khí lao động tại các phân xưởng nhằm gắn kết tất cả người lao động lại với nhau. Người lao động sẽ luôn có tâm lý thoải mái coi đồng nghiệp trong phân xưởng như những người thân của mình, cùng nhau chung sức vì sự phát triển chung của nhà máy.

- Tăng tính an toàn trong môi trường làm việc, tại các nhà máy vẫn để cho

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại tổng công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 112 - 120)