2.1.4.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Năng lực của người lao động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động đó là số lượng và chất lượng lao động. Như ta đã biết, hiệu quả sử dụng lao động được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Khi số lượng lao động giảm đi mà vẫn tạo ra doanh thu không đổi thậm chí tăng lên có nghĩa là đã làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương. Đồng thời mức lương bình quân của người lao động tăng lên do hoàn thành kế hoạch tốt. Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc của người lao động, còn doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động, tăng thêm quỹ thời gian lao động.
Chất lượng lao động tốt sẽảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Chất lượng lao động hay trình độ lao động phản ánh khả năng, năng lực cũng như trình độ chuyên môn của người lao động.
Số lượng và chất lượng lao động luôn song song tồn tại với nhau. Một doanh nghiệp có đông lao động nhưng lao động làm việc không hiệu quả thì không thểđạt được mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác sự dư thừa hay thiếu hụt lao động điều đem lại tác hại cho doanh nghiệp.
b. Tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động: tuyển dụng nhân viên giữ vai trò rất quan trọng vì nó đảm nhiệm toàn bộđầu vào guồng máy nhân sự, quyết định mức độ chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Tuyển dụng lao động được hiểu là một quá trình tìm kiếm, lựa chọn những người tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuyển dụng được những lao động có sức khỏe và chuyên môn phù hợp sẽ rất thuận lợi để người lao động tiếp cận với công việc mới và nhanh chóng phù hợp với vị trí công việc của họ, nên kết quả làm việc của những lao động tại các vị trí mới được tuyển dụng cũng không bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh ngiệp được ổn định.
c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ
Đây là nhân tố có ý nghĩa lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, từđó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Khi áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến sẽ tạo tâm lý tích cực cho người lao động. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất sẽ đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng, nếu không sẽ không điều khiển được máy móc và sẽ không nắm bắt được khoa học công nghệ tiên tiến. Do đó việc áp dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, nâng cao trình độ sử dụng lao động, bớt được những hao phí lao động vô ích.
d. Văn hoá doanh nghiệp
Môi trường bên trong của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hoá của tổ chức doanh nghiệp. Nền văn hoá của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Từ góc độ môi trường kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến triết lý kinh doanh, các tập quán, thói quen, truyền thống phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử, các nghi lễ được duy trì trong doanh nghiệp. Tất cả những yếu tốđó tạo nên bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triển cao sẽ có không khí làm việc say mê đề cao sự sáng tạo chủđộng và trung thành. Ngược lại những doanh nghiệp có nền văn hoá thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quan thờơ vô trách nhiệm và bất lực hoá đội ngũ lao động của doanh nghiệp hay nói cách khác sẽ làm hiệu quả sử dụng lao động thấp kém.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
2.1.4.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Thị trường lao động
Thị trường lao động của nước ta nhiều nhưng chất lượng lao động của ta vẫn còn chưa cao, người lao động có khả năng đáp ứng ngay với công việc còn chưa nhiều. Vì vậy mà việc tuyển dụng lao động kỹ thuật của doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn. Cần sự hỗ trợ của các ban ngành trong quá trình đào tạo và nâng cao tay nghề lao động.
b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, vì vậy mà mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những năm gần đây dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi vẫn phát triển và ngày càng khó kiểm soát, người chăn nuôi gặp khó khăn, ảnh hưởng tới thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy mà để hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển, giữ vững lượng khách hàng đối với doanh nghiệp và mở rộng thị trường là một vấn đề rất vất vảđối với lãnh đạo doanh nghiệp.
Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm được ổn định nghĩa là doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh cũng được ổn định theo. Doanh nghiệp có được nguồn tài chính ổn định và phát triển thì việc quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động là việc tất nhiên.
c. Chính sách quản lý của nhà nước
Các chính sách của nhà nước đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển và có khả năng thay thếđược các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các chính sách của nhà nước đối với người lao động như chính sách về bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi xã hội. Chếđộ bảo hiểm cho người lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng như trách nhiệm của người lao động cần đóng góp. Nó giúp cho việc sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động làm việc năng suất hơn, sự trung thành lớn hơn, tinh thần được nâng cao hơn, làm giảm bớt những khó khăn khi bịốm đau, bệnh tật, khi nghỉ hưu.. Doanh nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 cũng như người lao động đều phải đóng góp hàng tháng trên cơ sở thu nhập của người lao động.
Luật pháp: Nhà nước có luật lao động với những quy chế quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh việc doanh nghiệp chỉ vì lợi ích trước mắt mà để người lao động làm việc với cường độ cao, gây chán nản, kiệt sức cho người lao động.
Luật pháp là cũng để bảo vệ cho người lao động giúp họ giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong phạm vi làm việc, vì vậy là luật pháp phải rõ ràng, công minh và công bằng với mọi người.