Nguồn lao động trong trong doanh nghiệp là nguồn lực quan trọng thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong quản lý và điều hành sản xuất tại doanh nghiệp. Nguồn lao động trực tiếp hay gián tiếp tại doanh nghiệp đều tác động tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn lao động ra sao để đem lại hiệu quả công việc tốt nhất cho từng vị trí công việc là bài toán khó đối với tất cả các nhà quản lý.
Theo hồ sơ nhân sự của Tổng Công ty RTD tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012, số lao động của Tổng công ty là 1.526 người.
Trong đó: Trình độ tiến sĩ là 3 người chiếm 0,20%. Trình độ thạc sỹ là 12 người chiếm 0,79%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Trình độđại học là 391 người chiếm 25,62%.
Trình độ cao đẳng là 299 người chiếm 19,59%. Trình độ trung cấp là 282 người chiếm 18,48%. Trình độ trung học là 378 người chiếm 24,77%. Trình độ khác là 161 người chiếm 10,55%
(Nguồn:Báo cáo nhân sự của Tổng công ty cổ phần phát triển công nghệ Nông thôn năm 2012)
Ta thấy, năm 2012 số lượng lao động đã qua đào tạo của doanh nghiệp chiếm 64.68%, trong khi lao động chưa qua đào tạo chiếm 35.32%, như vậy lực lượng lao động của doanh nghiệp chưa được qua đào tạo chuyên môn là 35.32% chủ yếu là lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất, đây là lực lượng lao động cần được chú trọng hơn trong đào tạo nâng cao tay nghề nhằm nâng cao kỹ năng lao động.
Những năm gần Tổng công ty đang trong quá trình đầu tư, mở rộng các nhà máy sản xuất để nâng cao năng suất lao động, bên cạnh đó lượng lao động cần để đáp ứng các công việc mới cũng tăng lên, ta có thể thấy sự biến động trong cơ cấu lao động của tổng công ty trong 3 năm gần đây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Bảng 3.1 Tình hình cơ cấu lao động của Tổng công ty năm 2011,2012, 2013 TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) BQ Số lượng lao động Tỷ lệ (%) lượSống lao động Tỷ lệ (%) Slao ố lượđộng ng T(%)ỷ lệ 12/11 13/12 1 Phân theo trình độ Trên đại học 13 0,93 15 0,98 15 0,97 115,38 100,00 107,69 Đại học 352 25,11 391 25,62 395 25,65 111,08 101,02 106,05 Cao đẳng 268 19,12 299 19,59 296 19,22 111,57 99,00 105,28 Trình độ khác 769 54,85 821 53,8 834 54,16 106,76 101,58 104,17
2 Phân theo đối tượng -
Lao động trực tiếp 875 62,41 972 63,70 982 63,77 111,09 101,03 106,06 Lao động gián tiếp 527 37,59 554 36,30 558 36,23 105,12 100,72 102,92 3 Phân theo giới tính - Lao động nam 980 69,9 1038 68,02 1046 67,92 105,92 100,77 103,34 Lao động nữ 422 30,1 488 31,98 494 32,08 115,64 101,23 108,43 Tổng số 1402 100,00 1526 100,00 1540 100,00 108,84 100,92 104,88
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Qua bảng 3.1 ta thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng mở rộng và phát triển lên, song song với nó thì nhu cầu về lao động cũng tăng lên, từ mức tổng lao động là 1402 người năm 2011 đã tăng lên 1526 lao động năm 2012, tốc độ tăng là 108,84% , và 1540 lao động năm 2013 với tốc độ tăng là 100,92%, Ban lãnh đạo Tổng công ty đã có những tầm nhìn trong định hướng phát triển qua các năm, được thể hiện trong công tác tuyển dụng và đào tạo lao động chuyên môn,
Ta thấy, nếu theo dõi lao động phân theo trình độ thì lao động có trình độ chuyên môn cao tăng lên, trong khi lao động có trình độ khác giảm xuống. So sánh năm 2012 với năm 2011 lao động có trình độ trên đại học tăng 115,38%, lao động có trình độđại học tăng 111,08%, lao động có trình độ cao đẳng tăng 111,57% và lao động có trình độ khác tăng 106,76%, xu hướng biến động lao động cũng phù hợp với sự phát triển của Tổng công ty, khi năm 2012 Nhà máy sản xuất Vaccine đi vào hoạt động cần nhiều lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhân viên của bộ phận sản xuất nhà máy cần đạt trình độ tối thiểu là cao đẳng chuyên ngành thú y, tốt nghiệp trình độ khá trở lên.
So sánh năm 2013 với năm 2012 ta thấy tốc độ tăng lao động vẫn ổn định song hành cùng với sự phát triển của Tổng công ty.
Theo dõi sự biến động của lao động theo đối tượng ta thấy, lao động trực tiếp có xu hướng gia tăng từ 62,41% lên 63,70% năm 2012 và tăng tiếp lên 63,77% năm 2013. Mức tăng này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu mở rộng sản xuất tại các nhà máy của tổng công ty vì vậy mà lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng cần nhiều hơn để đáp ứng đủ cho quá trình vận hành sản xuất. Nhìn nhận chung thì một số lượng lao động xã hội đã được Tổng công ty tạo thêm công ăn việc làm, làm tăng giá trị của cải cho xã hội.
Ta thấy lao động gián tiếp trong quá trình sản xuất cũng tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể, do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý được nâng cao cộng với thâm niên làm việc nên mức độ kiêm nhiệm trong công việc của lao động gián tiếp tăng lên. Vì vậy mà nhu cầu về lao động gián tiếp có tăng cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 nhưng mức tăng không đáng kể.
Theo dõi sự biến động của lao động theo giới tính ta thấy lao động nam có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ lại giảm nhẹ, cùng với đó là tỷ lệ lao động nữ có xu hướng tăng nhẹ do quá trình sản xuất ngày càng được trang bị nhiều máy móc hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài về đã một phần nào đó thay thế sức lao động trong các phân xưởng, bên cạnh đó năng suất và chất lượng sản phẩm cũng được tăng cao. Tuy có sự biến động nhỏ về giới tính lao động là tăng lao động nữ lên 115,64% năm 2012 và 101,23% năm 2013 nhưng lực lượng lao động nam vẫn chiếm một lượng lớn trong tổng số lao động của Công ty luôn duy trì ở mức xấp xỉ 68%, điều này thể hiển mức độổn định lao động cao trong cơ cấu lao động của Tổng công ty.
Như vậy, qua bảng cơ cấu lao động trong ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy tổng số lao động của công ty tăng tương ứng với nhu cầu phát triển sản xuất của Tổng công ty, lượng công ăn việc làm mới cũng được tạo ra đáng kể mang lại nhiều giá trị của cải cho xã hội, song bên cạnh đó cũng đặt ra vấn đề hơn cho các cấp quản lý của doanh nghiệp để làm sao vừa duy trì phát triển sản xuất, vừa nâng cao được hiệu quả trong sử dụng lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Bảng 3.2. Tổng tiền lương và tiền lương bình quân của người lao động qua các năm 2011, 2012, 2013
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh (%)
BQ
12/11 13/12
1 Tổng quỹ tiền lương Triệu đồng 64.042 77.899 85.937 121,64 110,32 115,98 2 Số lượng lao động Người 1.402 1.526 1.540 108,84 100,92 104,88
3 Tiền lương bình quân/lao động/tháng
Triệu đồng/
Người 3,8 4,3 4,7 113,16 109,30 111,23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Từ bảng 3.2 ta thấy số lượng lao động qua các năm tăng tương ứng với nó tổng quỹ tiền lương qua các năm cũng tăng theo từ 64,042 tỷ năm 2011 lên 77,899 tỷ năm 2012 với tốc độ tăng 121,64%, năm 2013 tăng lên 85,937 tỷ ứng với tốc độ tăng 110,32 %. Tiền lương bình quân của người lao động cũng có thay đổi đáng kể từ 3,8 triệu năm 2011, tăng lên 4,3 triệu năm 2012 với tỷ lệ tăng 113,16% và lên 4,6 triệu năm 2013 với tỷ lệ tăng 109,30%. Như vậy nguồn lực của doanh nghiệp tăng dần theo các năm tương ứng với quy mô hoạt động tăng lên tại Tổng công ty, cùng với hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả dẫn tới mức lương bình quân của người lao động cũng được cải thiện dần. Mức lương của người lao động luôn được ban lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, vì nguồn lực con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết đinh tới sự thành công trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển tại doanh nghiệp, vì vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp rất chú trọng tới nguồn lực con người trong hệ thống công ty.