Tại các nhà máy, việc thực hiện định mức công việc mới chỉ đưa ra cho từng bộ phận sản xuất mà chưa đặt ra định mức công việc rõ đối với từng vị trí công việc và từng người lao động, cho nên chúng ta mới chỉđánh giá được công việc hoàn thành đối với một bộ phận sản xuất mà chưa đánh giá được đối với từng vị trí công việc. Để thấy được định mức công việc đạt được của các bộ phận sản xuất trong các nhà máy ta theo dõi tình hình thực hiện định mức lao động của các bộ phận trong các nhà máy.
Bảng 4.9 Tình hình thực hiện định mức lao động theo bộ phận trong nhà máy SX thức ăn chăn nuôi TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Ca SX A Ca SX B Ca SX C Tổng 1 Định mức khối lượng SX tháng Tấn 3.200 3.150 3.080 9.430 2 Thực tế khối lượng SX tháng Tấn 3.082 3.005 2.918 9.005 3 Tỷ lệđạt định mức % 96,31 95,40 94,74 95,49
(Nguồn: Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi, 2014)
Tại nhà máy SX thức ăn chăn nuôi ca sản xuất A đạt định mức sản xuất cao nhất với 96,31%, tiếp đó đến ca sản xuất B đạt 95,40%, và ca sản xuất C đạt 94,74%, bình quân sản lượng đạt của cả nhà máy là 95,49%.
Bảng 4.10 Tình hình thực hiện định mức lao động theo bộ phận của nhà máy SX Vaccine TT Chỉ tiêu Đơvịn tính BP SX trên trứng BP SX trên tế bào Tổng 1 Định mức khối lượng SX tháng Liều 382.150 354.260 736.410 2 Thực tế khối lượng SX tháng Liều 366.310 341.650 707.960 3 Tỷ lệđạt định mức % 95,86 96,44 96,14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 Qua tình hình thực hiện định mức sản xuất tại nhà máy SX vaccine ta thấy bộ phận sản xuất trên trứng sản xuất trong tháng đạt 95,86%, bộ phận sản xuất vaccine trên tế bào đạt định mức là 96,44%, bình quân cả nhà máy đạt định mức là 96,14%. Bảng 4.11 Tình hình thực hiện định mức lao động theo bộ phận của nhà máy SX thuốc thú y TT Chỉ tiêu Đơn vị tính BP SX thuốc nước BP SX thuốc bột Tổng 1 Định mức khối lượng SX tháng Liều 498.400 496.100 994.500 2 Thực tế khối lượng SX tháng Liều 475.628 478.532 954.160 3 Tỷ lệđạt định mức % 95,43 96,46 95,94
(Nguồn: Nhà máy SX thuốc thú y, 2014)
Tình hình thực hiện định mức SX của nhà máy thuôc thú y cũng tương tự, bộ phận sản xuất thuốc nước đạt định mức sản xuất của tháng là 95,43%, bộ phận sản xuất thuốc bột đạt 96,46% và bình quân cả nhà máy đạt 95,94%
Như vậy ta thấy, việc thực hiện khoán định mức công việc cho cả bộ phận sản xuất tại các nhà máy đều đem lại hiệu quả lao động chưa cao, tất cả các bộ phận đều chưa đạt được định mức công việc đặt ra. Đối với nhà máy SX thức ăn chăn nuôi các bộ phận sản xuất chỉđạt định mức lao động từ 94% đến 96%, nhà máy SX thuốc thú y và nhà máy SX vaccine các bộ phận SX cũng chỉđạt từ 95% đến 96%. Tỷ lệ hoàn thành định mức công việc đặt ra không được cao, các bộ phận đều sàn sàn nhau chưa thể hiện được sự cố gắng trong công việc tại các khâu sản xuất. Ban lãnh đạo các nhà máy cần đưa ra các định mức công việc chi tiết cho từng vị trí công việc và thực hiện chếđộ trả lương theo khoán định mức của từng vị trí lao động để kích thích sự cố gắng làm việc và tinh thần hoàn thành công việc của người lao động trong các nhà máy, có như vậy thì hiệu quả lao động mới tăng.
Để thấy rõ được tình hình khoán định mức cho từng vị trí công việc và từng lao động ta tổng hợp lại kết quảđiều tra thực tếđối với người lao động đang làm việc tại ba nhà máy của công ty để thấy được định mức công việc hiện tại của họ như thế nào.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Qua điều tra thực tế đã cho ta thấy 100% người lao động được hỏi đã trả lời họ chưa có định mức công việc rõ ràng ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra).
Như vậy, tình hình thực hiện định mức công việc chi tiết cho từng khâu công việc, hay từng đối tượng lao động tại ba nhà máy được điều tra đều là chưa có định mức công việc rõ ràng đối với từng người lao động, từng khâu công việc cụ thể, mà tại các nhà máy mới chỉ khoán công việc chung cho cả phân xưởng, hay cả một bộ phận sản xuất, vì vậy mà chưa có tác động mạnh để kích thích người lao động làm việc hoàn thành và phấn đấu hơn nữa để đạt định mức đề ra. Ngoài ra chưa xây dựng được định mức công việc rõ ràng đối với từng khâu công việc, thì việc đánh giá kết quả làm việc của từng người lao động cũng không được chính xác, vì vậy ban lãnh đạo các nhà máy cần xây dựng định mức công việc cụ thể cho từng vị trí công việc, từng người lao động để kích thích người lao động phấn đấu làm việc hơn nữa nhằm đạt định mức công việc theo yêu cầu đề ra.
Ta theo dõi xem thời gian lao động bình quân trong ngày của người lao động tại ba nhà máy điều tra để thấy được thời gian làm việc bình quân của người lao động để sản xuất mức sản lượng thực tếđạt được tại các nhà máy.
Bảng 4.12 Theo dõi số giờ tham gia lao động bình quân trong ngày của người lao động TT Thời gian làm việc trong ngày Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi (Người) Nhà máy SX Vaccine (Người) Nhà máy SX thuốc thú y (Người) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) 1 8 giờ/ ngày 32 21 29 82 82 2 9 giờ/ ngày 3 7 6 16 16 3 Trên 10 giờ/ ngày 0 2 0 2 2 Tổng 35 30 35 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng tổng hợp điều tra về thời gian lao động bình quân ta thấy, người lao động làm việc tại các nhà máy có thời gian lao động chủ yếu là 8 giờ/ngày chiếm 82% lao động, nhưng vẫn còn những lao động phải làm việc vượt thời gian theo quy định đó là 16% lao động làm việc bình quân 9giờ/ngày và 2% lao động phải làm việc bình quân 10 giờ/ngày, trong khi năng suất làm việc vẫn chưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 đạt được hiệu quả tối đa mà người lao động lại vẫn phải làm tăng thêm giờ, đây là điều mà doanh nghiệp cần chú ý để làm sao người lao động không phải làm thêm giờ nhiều mà vẫn đảm bảo được hiệu quả lao động cần thiết, tránh để lãng phí nguồn lực hiện tại của đơn vị.
Đểđánh giá được hiệu quảđạt được từ sử dụng lao động tại các nhà máy, ta theo dõi thêm một số chỉ tiêu đạt được về hiệu quả sử dụng lao động tại ba nhà máy điều tra năm 2012, 2013 để thấy được hiệu quảđạt được từ quá trình sử dụng lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm tại các nhà máy như thế nào.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu đạt được về hiệu quả sử dụng lao động đạt được tại 3 nhà máy
TT Chỉ tiêu Đơn vị
NM SX thức ăn chăn nuôi Nhà máy SX Vaccine Nhà máy SX thuốc thú y
2012 2013 So sánh
13/12 (%) 2012 2013 So sánh
13/12 (%) 2012 2013 So sánh
13/12 (%) 1
Năng suất lao động Tấn (liều)/ lđ/năm
562 581 103,38 71,320 74,152 103,97 71,246 75,258 105,63 2 Hiệu suất sử dụng lđ theo
doanh thu
Tỷ đ/lđ/năm
5,67 5,87 103,53 2,08 2,15 103,37 1,83 1,96 107,10 3 Hiệu quả chi phí một
đồng tiền lương Đồng
93,82 94,23 100,44 30,65 30,79 100,46 29,52 29,75 100,78 4
Lợi nhuận BQ/1lao động Triệu đ/lđ/năm
38,22 38,46 100,63 44,33 44,64 100,70 41,12 41,37 100,61
(Nguồn: Báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính năm 2012, 2013 nhà máy SX thức ăn chăn nuôi, nhà máy SX Vaccine, nhà máy SX thuốc thú y)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Theo dõi một số chỉ tiêu đạt được về hiệu quả lao động tại ba nhà máy ta thấy: - Tại nhà máy SX thức ăn chăn nuôi kết quả sản xuất năm 2013 so với năm 2012: Năng suất lao động đạt 103,38%, hiệu suất sử dụng lao động theo doanh thu đạt 103,53%, lợi nhuận bình quân trên lao động đạt 100,63%, còn hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là 100,44%.
- Đối với nhà máy SX Vaccine: Năng suất lao động của năm 2013 so với năm 2012 đạt 103,97%, hiệu suất sử dụng lao động đạt 103,37%, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương đạt 100,46%, lợi nhuận bình quân trên lao động đạt 100,70%.
- Đối với nhà máy SX thuốc thú y: Năng suất lao động của năm 2013 so với năm 2012 đạt 105,63% tăng 5,63%, hiệu suất sử dụng lao động đạt 107,10% tăng 7,10%, lợi nhuận bình quân trên lao động đạt 100,61% tăng 0,61%, và hiệu quả chi phí tiền lương đạt 100,78%, tăng 0,78%.
So sánh ba nhà máy với nhau ta thấy, năng suất lao động, hiệu suất sử dụng lao động theo doanh thu và hiệu quả chi phí một đồng tiền lương tại nhà máy SX thuốc thú y đạt được là cao nhất, sau đó đến nhà máy SX vaccine và cuối cùng là nhà máy SX thức ăn chăn nuôi.
Nhìn chung cả bốn chỉ tiêu về năng suất lao động, hiệu suất sử dụng lao động theo doanh thu, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương, lợi nhuận bình quân trên một lao động của năm 2013 đều tăng hơn so với năm 2012 nhưng mức tăng không đáng kể, có thể nói là không có sự biến động nhiều hay vẫn sức sản xuất như trước. Hiệu quả sử dụng lao động đạt được qua 2 năm vẫn ổn định, nhưng chưa có sự tiến bộ vượt bậc, người lao động vẫn duy trì được sức sản xuất như trước, làm việc đều đều, nhưng chưa thể hiện được sự cố gắng, phấn đấu trong sản xuất của người lao động.