4.1.8.1 Tình hình chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại Công ty
Sức khoẻ là yếu tố hàng đầu quyết định sức sản xuất của người lao động, người lao động có đủ sức khoẻ làm việc thì năng suất làm việc của họ mới được đảm bảo, bên cạnh đó trong quá trình làm việc của người lao động luôn tiềm ẩn những rủi ro về tai nạn lao động, vì vậy mà tại mỗi nhà máy cần có những phòng y tế chăm sóc sức khoẻ cho người lao động để đảm bảo yếu tố duy trì và ứng biến kịp thời khi có các rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc đối với nguời lao động. Để thấy rõ hơn tình hình chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người lao động tại các nhà máy, chúng ta sẽ tổng hợp lại các phiếu điều tra về ý kiến của những người lao động làm việc trực tiếp tại các nhà máy.
Qua tổng hợp điều tra về tình hình chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người lao động cho ta thấy 100% người lao động được hỏi đều trả lời rằng cả ba nhà máy được điều tra đều không có phòng y tế để chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho người lao động, và họ không được khám sức khoẻ định kỳ (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra). Tại mỗi nhà máy chỉ có các tủ thuốc với các loại thuốc và thiết bị y tế sơ cứu tạm thời. Điều này chứng tỏ lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều tới sức khỏe lao động cho người công nhân, họ chỉ trang bị những thiết bịứng biến tạm thời khi phát sinh ốm đau, tai nạn lao động, cho nên khi người lao động làm việc trong nhà máy họ sẽ không cảm thấy an toàn và được quan tâm nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần làm việc cũng như sự gắn bó của người lao động đối với công việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 Khi công ty đã chưa trang bị được các phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho người lao động, vậy thì họ có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động hay không, ta sẽ tổng hợp lại các phiếu điều tra để xem câu trả lời của những người lao động như thế nào.
Bảng 4.19 Thực trạng tham gia bảo hiểm của người lao động tại các nhà máy
TT Chỉ tiêu Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi (Người) Nhà máy SX vaccine (Người) Nhà máy SX thuốc thú y (Người) Tổng số lao động (Người) Tổng tỷ lệ (%)
1 Đã được tham gia đóng bảo hiểm 30 27 32 89 89 2 Chưa được tham gia đóng bảo hiểm 5 3 3 11 11 Tổng số 35 30 35 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Từ bảng trên ta thấy đa số người lao động tại các nhà máy đều được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp chiếm 89% tổng số người được điều tra, chỉ có 11% người lao động là chưa được đóng, đây là một tỷ lệ nhỏ và chủ yếu rơi vào đối tượng lao động mới vào làm việc trong công ty. Điều này chứng tỏ công ty đã nghiêm chỉnh áp dụng các quy định của luật lao động và quan tâm đến quyền lợi của người lao động nhằm gắn kết người lao động với doanh nghiệp. Người lao động được tham gia đóng bảo hiểm họ không những được hưởng chế độ về bảo hiểm y tế khi có phát sinh ốm đau, thai sản, bảo hiểm thất nghiệp khi họ phải nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm, ngoài ra họ còn an tâm với bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống cho họ khi nghỉ hưu hay mất sức không còn khả năng lao động.
Việc quan tâm tới sức khỏe người lao động không những về sự chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, chế độ bảo hiểm, mà doanh nghiệp còn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn ca cho người lao động, người lao động có được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thì họ mới có đủ năng lượng tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 tục tái sản xuất sức lao động của mình. Để thấy được chất lượng bữa ăn ca của người lao động như thế nào, ta hãy xem bảng tổng hợp nhận xét của người lao động về chất lượng bữa ăn ca của họ.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.1 Thể hiện tỷ lệ lao động đánh giá về chất lượng bữa ăn ca
Từ biểu đồ trên ta thấy sự đánh giá giá của người lao động về chất lượng bữa ăn ca, có tới 60% người lao động tại ba nhà máy điều tra nhận xét bữa ăn của họ có đủ lượng nhưng chưa đủ dinh dưỡng, chỉ có 25% người lao động đánh giá bữa ăn đã đầy đủ cả lượng và chất, còn lại 15% người lao động nhận xét bữa ăn ca của họ chưa được đầy đủ cả lượng và chất. Như vậy chất lượng bữa ăn ca tại doanh nghiệp vẫn chưa được thật sự chú trọng, lượng thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động còn thấp, khi lượng dinh dưỡng trong thức ăn thấp thì người lao động sẽ rất dễ bị thiếu chất, sức khỏe lao động sẽ bị giảm sút, họ sẽ hay bịốm đau, bệnh tật gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm việc của người lao động. Vì vậy doanh ngiệp cần chú trọng hơn nữa tới chất lượng bữa ăn ca cho người lao động để họđược đảm bảo đầy đủ về thể chất phục vụ cho công việc.
Chất lượng của bữa ăn ca chưa cao, vậy khâu vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đảm bảo chưa, ta sẽ tổng hợp lại các phiếu đánh giá của người lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 về vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn của họ để thấy được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trong các nhà máy.
Bảng 4.20 Đánh giá của người lao động về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn ca TT Đánh giá về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi Nhà máy SX vaccine Nhà máy SX thuốc thú y Tổng số người Tỷ lệ (%) 1 Thực phẩm an toàn và hợp vệ sinh 2 4 4 1 0 1 0 2 Thực phẩm an toàn nhưng chưa đảm bảo vệ sinh 24 21 2 5 7 0 7 0 3 Thực phẩm chưa đảm bảo cả về an toàn và vệ sinh 9 5 6 2 0 2 0 Tổng số 35 30 3 5 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Từ bảng trên ta thấy đa số người lao động đánh giá về bữa ăn ca của họ có an toàn nhưng chưa đảm bảo vệ sinh thực phẩm chiếm 70%, chỉ có 10% người lao động đánh giá thực phẩm vừa an toàn vừa hợp vệ sinh, còn lại 20% người lao động nhận xét thực phẩm chưa đảm bảo cả về an toàn và vệ sinh. Như vậy, đa số người lao động đều nhận xét bữa ăn của họ chưa được vệ sinh cho lắm, vì vậy ban lãnh đạo các nhà máy cần chú trọng hơn nữa đến khâu vệ sinh trong thực phẩm vì vệ sinh an toàn thực phẩm là khâu rất quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động, tránh tình trạng người lao động bị ngộđộc thực phẩm, hay rối loạn tiêu hóa sau các bữa ăn ca của doanh nghiệp. Khi người lao động được dùng những thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng thì họ mới được nạp thêm năng lượng thông qua bữa ăn ca một cách an toàn nhất có vậy hiệu quả làm việc của họ mới đạt kết quả cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
4.1.8.2 Tình hình quan tâm đến tinh thần của người lao động trong Công ty
Tinh thần là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, nhất là đối với những người lao động với mức độ làm việc luôn cần tập chung và căng thẳng tiêu tốn rất nhiều năng lượng của họ, nên người lao động không những cần bổ sung dinh dưỡng để nạp thêm năng lượng làm việc mà họ còn cần một đời sống tinh thần thật thoải mái, được quan tâm, sẻ chia, gắn bó, đoàn kết trong môi trường làm việc, có như vậy mới gắn kết được các cá nhân lao động lại với nhau thành một tập thể vững mạnh, chung sức, bền chặt vì mục tiêu chung của đơn vị mình.
Người lao động có được tình thần làm việc tốt nhất thì mức độ gắn bó của người lao động với công ty sẽ càng cao hơn, họ sẽ an tâm làm việc và cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy ta sẽ xem xét thời gian gắn bó của người lao động với công ty để thấy được mức độ gắn bó của người lao động với công ty đã cao hay chưa.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.2 Thể hiện thời gian gắn bó của người lao động với công ty
Từ biểu đồ trên ta thấy trong số 100 lao động được điều tra thì chỉ có 58 lao động gắn bó với công ty trên 3 năm, và 29 lao động gắn bó trên 1 năm và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 dưới 3 năm, còn lại 13 lao động chỉ gắn bó với doanh nghiệp dưới 1 năm, đây là những lao động mới được tuyển dụng và tham gia vào đội ngũ người lao động tại doanh nghiệp. Cho nên ta sẽ thấy số lượng lao động tại công ty vẫn có sự biến động, vẫn có những lao động nghỉ việc và thay vào đó là những lao mới để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Những lao động đã gắn kết lâu dài với công ty chỉ có 58 người trên tổng số 100 người được điều tra, đây là một con số chưa hẳn cao để chứng minh rằng doanh nghiệp đã có những chính sách thích hợp nhằm quan tâm đến người lao động, gắn kết họ bền chặt với công ty. Vì vậy ban lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa tới đời sống tinh thần của người lao động để tăng mức độ gắn kết của họ đối với doanh nghiệp và giảm tỷ lệ lao động xin nghỉ việc nhằm ổn định sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đểđánh giá mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, ta tổng hợp lại phiếu điều tra về ý kiến của người lao động về chính sách đãi ngộ của công ty đối với họ.
Bảng 4.21 Ý kiến của người lao động đối với doanh nghiệp
TT Chính sách đãi ngộ của Công ty đối với người lao động Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi (Người) Nhà máy SX vaccine (Người) Nhà máy SX thuốc thú y (Người) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) 1 Hài lòng 4 5 6 15 15 2 Bình thường 19 17 20 56 56 3 Không hài lòng 12 8 9 29 29 Tổng số 35 30 35 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) Từ bảng 4.26 ta thấy ý kiến của người lao động đối với các chính sách của công ty đối với họ đó là: Có tới 56% lao động nhận xét sự đãi ngộ của công ty với họ là bình thường, không được quan tâm cho lắm, chỉ có 15% lao động hài lòng về sự đãi ngộ của doanh nghiệp đối với họ và tỷ lệ lao động này chủ yếu là bộ phận quản lý phân xưởng tại các nhà máy, còn lại 29% lao động không hài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 lòng với các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp với họ. Chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã có sự quan tâm đến chế độ đãi ngộ với người lao động, và chú trọng nhiều hơn tới cấp quản lý mà chưa thực sát sao tới những người lao động trực tiếp. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng người lao động dễ chán nản, không muốn tiếp tục công việc, và sẽ xin nghỉ việc để tìm đến những môi trường làm việc tốt hơn.
(ĐVT: Người)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.3 Thể hiện số lượng người lao động đưa ra ý kiến về mức độ hài lòng đối với chính sách đãi ngộ tại các nhà máy
Qua biểu đồ 06 ta thấy, tại ba nhà máy được điều tra thì nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có tỷ lệ người lao động không hài lòng cao nhất, đây là nhà máy mà người lao động phải thực hiện các công việc nặng nhọc hơn cả, nhưng trình độ lao động ởđây lại thấp hơn hai nhà máy kia, sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy đối với lao động tại đây chưa nhiều, chưa gắn kết chặt lao động với hoạt động sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng thường xuyên có lao động nghỉ việc gây biến động tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy ban lãnh đạo tại nhà máy SX thức ăn chăn nuôi cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa đối với người lao động trong nhà máy để người lao động luôn hài lòng và dốc hết sức mình vào sự phát triển của nhà máy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 Với những ý kiến của người lao động về thực tế sự chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần của người lao động chưa được đánh giá cao và thực sự quan tâm, vậy thì ta hãy xem người lao động họ có những mong muốn gắn bó với người lao động như thế nào.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Biểu đồ 4.4 Thể hiện tỷ lệ số lượng lao động đưa ra ý kiến về mức độ gắn bó của họđối với công ty
Từ biểu đồ 4.4 cho ta thấy đa số người lao động được hỏi đều trả lời sẽ gắn bó với doanh nghiệp nhưng một tỷ lệ không nhỏ là 29% lao động được hỏi đã trả lời họ chưa xác định là có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Vậy thì để làm sao 100% lao động được hỏi sẽ trả lời là gắn bó lâu dài và cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, đây là một điều mà ban lãnh đạo doanh nghiệp cần hết sức quan tâm và khắc phục dần trong quá trình chăm sóc sức khỏe tinh thần và đời sống vật chất của người lao động tại doanh nghiệp.