Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực
Khi nghiên cứu vấn đề nhân lực của khoa Dược Trung tâm Y tế quận Sơn Trà và các bệnh viện khác trong toàn quốc chúng tôi thấy một vấn đề nổi lên là nhân lực thiếu quá nhiều đặc biệt là các dược sỹ.
Tỷ lệ nhân lực khoa Dược so với nhân lực toàn bệnh viện như sau: Trung tâm Y tế quận Sơn Trà hiện nay còn ít, chiếm 4,5%.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình cung ứng thuốc. Chính vì vậy mà khoa Dược cần có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự.
- Nghiên cứu nhân sự trong quá khứ.
- Dự kiến nhu cầu trong tương lai.
- So sánh giữa quá khứ với hiện tại và tương lai để thấy rõ thực trạng
- Có các nhận xét.
- Có các giải pháp thực hiện:
•Đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn và các mặt khác.
•Tuyển chọn.
4.2.2. Giải pháp thứ hai:
Xây dựng danh mục thuốc
Hình 4.1: Quá trình lựa chọn thuốc để xây dựng DMTcủa bệnh viện Lựa chọn thuốc
- Thông tin thuốc - DMTTY
- DMTCY - DMTBH
- Thuốc theo yêu cầu
Mô hình bệnh tật đặc thù của từng bệnh viện Kinh phí - Kinh phí ngân sách - Kinh phí bảo hiểm - Kinh phí viện phí - Kinh phí khác Phác đồđiều trị Nhu cầu thuốc Danh mục thuốc của bệnh viện
Danh mục thuốc - Số lượng - Chủng loại
Số lượng - Chủng loại Số lượng thuốc sử dụng qua các năm - Đề nghị của các khoa - Thông tin…
Việc xác định chính xác nhu cầu thuốc để từ đó xây dựng được một danh mục thuốc hợp lý dùng trong bệnh viện là nhân tố cốt lõi của hoạt động cung ứng thuốc. Ngoài ra danh mục thuốc này còn phải xét đến số lượng thuốc và chủng loại thuốc thích hợp để có thể cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời, hiệu quả, an toàn và kinh tế trong công tác khám chữa bệnh.
4.2.3. Giải pháp thứ ba:
Thành lập bộ phận (tổ) thông tin y dược (thông tin thuốc dược lâm sàng)
Bộ phận này do dược sỹ lâm sàng phụ trách có nhiệm vụ thông tin thuốc dưới nhiều hình thức: trong các buổi giao ban, trên bảng tin, học tập trao đổi, hội thảo, sách báo, tài liệu, v.v…cùng kết hợp với các bác sỹ tiến hành hướng dẫn sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Vấn đề sử dụng thuốc hợp lý an toàn không những là mục tiêu quan trọng nhấtcủa bộ phận thông tin thuốc giúp cho công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả, an toàn và tiết kiệm mà còn là vấn đề toàn cầu là mục tiêu phấn đấu của ngành dược Việt Nam.
Hình 4.2. Quá trình thực hiện hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn Hướng dẫn sử dụng thuốc HL- AT Triển khai kế hoạch Phân tích P.D.P D Thông tin ơ Thông tin - Nhân lực (DS/BS=1/32; trình độ DS SĐH/trình độ ĐH=2/3) tiếp thu kiến thức mới. - Nhân lực dược (DS SĐH/DSĐH=1/2). - BN đông, nhiều đối tượng. - Cơ sở KCB công, tư cạnh tranh.
Xác định mục tiêu trong năm
BS: không nhớ tên gớc Kê thuốc biệt dược Kê thuốc mới, đắt tiền DS: thiếu nhân lực Thiếu kiến thức DLS Chưa tư vấn được cho BS, BN BN: thích thuốc ngoại Chớa tuân thớ y lớnh Chưa hiểu rõ về thuốc, lựa chọn thuốc theo khả năng kinh tế Dược Bác sỹ ,Y tá Bệnh nhân
Kiểm tra bệnh án, đơn thuốc
100% kê đơn đúng thuốc, đúng bệnh.
Không có đơn có TTT, nếu có phải có biện pháp khắc phục. 100% có HDSD.
100% đơn ngoại trú thực hiện tốt quy chế kê đơn
Y tá: dùng thuốc cho bệnh nhân chưa đúng thời khắc
- Tuyên truyền, giáo dục sử dụng thuốc nơi công cộng, phòng tư vấn. - Cung cấp cho BS, DS tác dụng phụ, ADR của thuốc - Bổ túc thường xuyên về sử dụng thuốc HL – AT. - Khuyến khích BS hỏi thông tin về thuốc. - DSLS sẽ cùng y tá
phát thuốc
- Thu thập, cung cấp thông tin về thuốc. - NCKH về sử dụng thuốc, ADR. - Lập DMT tên gốc, tên biệt dược P P Kê đơn
4.2.4. Giải pháp thứ tư:
Thực hiện vấn đề tin học hoá trong bệnh viện
Theo quyết định số 112/2001/QĐ- TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 và hướng tới Chính phủđiện tử”.
Trong đó việc tin học hoá quản lý bệnh viện là một nhiệm vụ trọng tâm. Hệ
thống thông tin trong bệnh viện gồm các nội dung.
- Hệ thống thông tin chung trong bệnh viện là cơ sở hạ tầng để chia sẻ quản lý thông tin về sức khoẻ và tương lai hoà mạng trên toàn quốc.
- Các hệ thống thông tin lâm sàng trợ giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị. - Các hệ thống thông tin dược học dùng cho việc viết đơn và phân phối thuốc.
Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nên nhanh chóng thực hiện việc nối mạng toàn bệnh viện để có thể điều hành mọi hoạt động khám chữa bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay bệnh viện đã trang bị máy vi tính cho đại
đa số các khoa phòng song còn chưa đầy đủ và chưa nối mạng trong toàn bộ
bệnh viện.
Để thực hiện được giải pháp này cần phải lập và thực hiện các kế hoạch sau:
- Đầu tư kinh phí để trang bị máy móc, cơ sở vật chất và đào tạo nâng cao trình
độ.
- Cử cán bộ nhân viên đi học.
- Lập các quy trình hoạt động trong toàn bệnh viện.
- Riêng đối với các hệ thống thông tin dược học chúng tôi xây dựng hai mạng lưới quản lý khu vực ngoại trú và khu vực nội trú. (phần phụ lục)
Khi ứng dụng công nghệ thông tin việc thiếu trang thiết bị cũng ảnh hưởng
đến quy trình làm việc. Trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc việc thiếu máy tính, máy in sẽ tác động vào quy trình lĩnh và cấp phát thuốc. Tại
quy trình lĩnh và cấp phát đơn ngoại trú của Trung tâm y tế, việc in đơn thuốc tại bộ phận kế toán sẽ tiết kiệm được việc trang bị máy in cho các phòng khám bệnh, nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc Bác sĩ không kiểm soát được đơn in ra có sai sót hay không, nếu bác sĩ kiểm soát trước khi phát thuốc thì bệnh nhân phải đi lại rất nhiều lần gây phiền hà cho bệnh nhân, chính vì vậy đã có ý kiến tăng thêm số
lượng máy tính, máy in trong bệnh viện.
Việc theo dõi sử dụng thuốc và chi phí sử dụng thuốc của bệnh nhân đã
được rất chi tiết trên phần mềm CNTT, khi bác sĩđã lên y lệnh sử dụng thuốc cho bệnh nhân và điều dưỡng đã thực hiện lĩnh, nhưng vì lý do nào đó bác sĩ thay đổi y lệnh, bệnh nhân không cần sử dụng loại thuốc đó nữa, thuốc được hoàn trả lại theo tên của bệnh nhâ và chi phí điều trị đã được giảm trừ, bệnh nhân được in bảng kê thanh toán để so sánh, tránh được tình trạng bệnh nhân thắc mắc về chi phí sử dụng thuốc.
Ứng dụng CNTT tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà đã đáp ứng được nhiều nhu cầu cần thiết trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn kho, cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
Danh mục thuốc tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà năm 2013 gồm 26 nhóm thuốc với 584 loại thuốc, 03 nhóm thuốc sử dụng kinh phí lớn tại bệnh viện là thuốc kháng sinh (34,21% kinh phí); thuốc tim mạch (11,69% kinh phí) và thuốc
đường tiêu hóa (17,1% kinh phí). Thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ sử dụng kinh phí lần lượt là 90,08% và 9,82%. Tỷ lệ kinh phí thuốc nội chiếm 48,43% so với tổng kinh phí sử dụng thuốc và việc sử dụng thuốc nội ngày càng cao hơn theo sự phát triển của ngành dược trong nước. Cơ cấu thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và đặc thù của bệnh viện.
Trung tâm Y tế đã lựa chọn thuốc sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu điều trị của đơn vị, hạn chế các thuốc bổ trợ, vitamin... đảm bảo việc sử dụng thuốc.
Lựa chọn thuốc
- Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà năm 2013 khoa Dược và Hội đồng thuốc xây dựng.
- Danh mục thuốc bệnh viện gồm 584 hoạt chất và dạng phối hợp được chia thành nhóm theo tác dụng dược lý trong đó nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm số lượng nhiều nhất (65 hoạt chất).
- Số lượng và chủng loại của thuốc sản xuất trong nước chiếm 51,03% - Phương thức giao nhận tại BV có Hội đồng kiểm nhập.
- Việc thanh toán tiền mua sắm thuốc phụ thuộc phần lớn vào việc thanh quyết toán với quỹ BHYT, thời gian thanh toán được ký kết trong hợp đồng là 60 ngày nhưng vẫn tồn tại thanh toán chậm 3-4 tháng.
Mua sắm thuốc
Kinh phí mua thuốc được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo hiểm và viện phí chiếm 44,2% tổng kinh phí
Trung tâm y tế mua thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung. Sở y tế đấu thầu tập trung cho các cơ sở khám chửa bệnh trên địa bàn thành phố. Căn cứ vào kết quả đấu thầu này, trung tâm y tế ký hợp đồng mua thuốc với các nhà cung
và tiêu chuẩn kỉ thuật theo nhu cầu bệnh viện. Quy trình mua thuốc được xây dựng rõ rang và minh bạch, phân chia chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các bộ
phận. Công tác lập hợp đồng, gọi thuốc, thanh toán thực hiện theo đúng quy định. Một số điểm hạn chế là phương pháp tính toán nhu cầu số lượng chưa khoa học, việc mua thuốc đã tập trung dần cho thuốc theo tên gốc và thuốc sản xuất trong nước với tỉ lệ mua tương ứng là 34,83% và 48,43%
Một số thuốc dùng ngoài sử dụng tại bệnh viện được khoa dược pha chế
nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị và giảm chi phí.
Tồn trữ, cấp phát thuốc
- Kho thuốc có diện tích 40- 50m2, bố trí phù hợp, kho được trang thiết bị đầy đủ, có tủ lạnh, điều hòa đảm bảo điều kiện bảo quản về nhiệt độ, độẩm.
- Tỷ lệ hư hao trong bảo quản, sử dụng 0,02%.
- Thời gian dự trữ thuốc đủ cho khoảng 0,65 tháng sử dụng.
- Bệnh viện có quy trình cấp phát thuốc cho đối tượng bệnh nhân nội trú, ngoại trú và tổ chức giao thuốc đến khoa lâm sàng.
- Kiểm soát cấp phát thuốc thực hiện thêm việc thu hồi vỏ lọ đã sử dụng, và kiểm tra việc nhận thuốc của bệnh nhân, do đó hầu hết các bệnh nhân đều
được nhận đủ đúng thuốc theo đơn thuốc, y lệnh.
Sử dụng thuốc
- Tỉ lệđơn thuốc có kê kháng sinh chiếm 51,50 %ở đơn thuốc.
- Số thuốc trung bình / đơn thuốc là 3,057 thuốc.
- 1,75% có kê thuốc tiêm ở đơn ngoại trú.
- 45,2% đơn thuốc không khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân.
- Tỉ lệ thuốc được kê bằng tên INN là 39,72% tổng thuốc kê và 60,27% thuốc kê mang tên biệt dược.
- Chi phí tiền thuốc trung bình một đợt điều trị cho BN nội trú là 742.287 (đồng) và bệnh nhân ngoại trú là 143.238 (đồng).
- HĐT và ĐT đã phân ra thành 3 Tiểu Hội đồng phụ trách, duy trì họp hài tháng.
- Đơn vị thông tin thuốc 4 thông tin bài tin và tư vấn trong toàn bệnh viện
Đã có 3 báo cáo ADR gửi về trung tâm ADR quốc gia.
dược được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ bệnh án được kiểm tra còn ít so với tổng số bệnh án, tỉ lệ sử dụng kháng sinh còn cao.
VỀỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN, TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc
- Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà ngày càng hoàn chỉnh, đổi mới về công nghệ thông tin.
- Đội ngũ cán bộ có năng lực về CNTT đủ để đáp ứng việc triển khai ứng dụng thành công CNTT trong quản lý bệnh viện.
- Phần mềm quản lý dược đã phát huy tác dụng trong quản lý xuất, nhập, tồn kho, duyệt thuốc và tổng hợp báo cáo ứng dụng rất tốt trong công tác kê đơn, ra y lệnh và lĩnh thuốc.
- Ứng dụng CNTT mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ BS, DS, ĐD của bệnh viện trong hoạt động kê đơn, quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc, tiết kiệm được thời gian, nhân lực làm việc, tránh được nhiều sai sót trong kê đơn, lĩnh thuốc,
đặc biệt quản lý, lưu trữ tốt số liệu bệnh nhân dùng thuốc.
KIẾN NGHỊ:
Để hoàn thiện hơn nữa hoạt động sử dụng thuốc tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà cần phải:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực, nhất là nhân lực dược để đáp
ứng công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện.
- Rà soát danh mục thuốc Trung tâm Y tế một cách thường xuyên hơn, phân tích danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN, phân tích nhóm điều trị và các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Hội đồng thuốc và điều trị nên xây dựng các tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc cụ thể, xây dựng mô hình bệnh tật tại trung tâm y tế để làm căn cứ lựa chọn thuốc vào danh mục. Cần xây dựng cẩm nang danh mục thuốc nhằm giúp bác sĩ
hiểu được hệ thống danh mục thuốc, chức năng của hội đồng thuốc và điều trị. - Giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc ngoại trú và chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án, đặc biệt là vấn đề sử dụng kháng sinh
để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế.
- Tuyển dụng và đào tạo dược sỹ lâm sàng và dược sỹ thông tin thuốc, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, tài liệu cho hoạt động này. Cùng kết hợp với bác sĩ
tiến hành hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
- Thường xuyên theo dõi ADR và thông tin cho toàn Trung tâm y tế biết để
cảnh giác khi dùng thuốc.
- Thực hiện vấn đề tin học hóa trong bệnh viện, cài đặt thêm phần mềm tương tác thuốc tại Trung tâm y tế, tăng cường đào tạo kiến thức tin học cho nhân viên y tế, để toàn bộ nhân viên trong Trung tâm y tế nhất là nhân viên dược thành thạo máy vi tính và phần mềm ứng dụng trong quản lý dược tại Trung tâm y tế. Hoàn chỉnh từng bước việc nối mạng công nghệ thông tin trong toàn Trung tâm y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Quản lí và Kinh tế Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội (2003),
Giáo trình kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, 207-302.
2. Bộ Y tế (1997), "Chỉ thị 03/BYT - CT ngày 25/02/1997 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng. quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện".
3. Bộ y tế (1997), Hướng dẫn tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện,
thông tư 08/BYT - TT ngày 04/07/1997
4. Bộ y tế (1997), Quy chế bệnh viện, nhà xuất bản Y học Hà Nội
5. Bộ Y Tế (1998), "Chỉ thị 04/BYT - CT ngày 04/03/1998 về việc tăng cường sử
dụng thuốc hợp lý an toàn tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh".