Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 32 - 33)

Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận thấy các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật của các nước có nền kinh tế kém và chậm phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latinh, châu Phi trong khi các bệnh này đã được thanh toán ở hầu hết các nước phát triển. Các bệnh nhiễm trùng ở các nước phát triển chỉ chiếm 5,3%; trong khi đó ở các nước đang phát triển là 41,2% trong mô hình bệnh tật. Các bệnh không nhiễm trùng chiếm tới 87,3% mô hình bệnh tật ở các nước phát triển.

Tại Việt Nam là nước đang phát triển, thuộc miền khí hậu nhiệt đới, mô hình bệnh tật mang đặc trưng của một nước nhiệt đới đang phát triển và có nhiều thay đổi. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ

cao nhất 19,09%, tiếp đến là bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật chiếm 10,67%, bệnh đường tiêu hóa 9,13% [29].

Bệnh viện là nơi trực tiếp khám và điều trị bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng, vì vậy mô hình bệnh tật của bệnh viện bao gồm cả mô hình bệnh tật của cộng đồng. Khác với mô hình bệnh tật ở cộng đồng, mỗi bệnh viện có chức năng, nhiệm vụ riêng, ở từng địa bàn, với đặc điểm dân cư, địa lý khác nhau, đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế, từ đó dẫn đến mô hình bệnh tật của từng bệnh viện có tính đặc thù khác biệt.

Ở Việt Nam, có 2 loại mô hình bệnh tật của bệnh viện cơ bản, đó là mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.

Mô hình bệnh tật của bệnh viện cũng giống như của cộng đồng đều bị chi phối bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế, xã hội, tôn giáo, địa lý, tổ chức mạng lưới và chất lượng dịch vụ y tế, trình độ khoa học kỹ thuật...

Ngoài ra mô hình bệnh tật của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện. Các yếu tố này đan xen với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

-Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, khả năng chi trả, tính cách...

-Tính chất của bệnh viện và nhận thức của người bệnh: bệnh trong thời kỳ

cấp hay mãn tính, mức độ của bệnh nặng hay bình thường, lợi ích mong đợi của trị liệu bệnh...

-Tính chất của các dịch vụ y tế trong số các bệnh viện: sự dễ tiếp cận, sự

hấp dẫn, chất lượng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, giá cả và cơ chế quản lý [31]. Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ để xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để các nhà quản lý bệnh viện hoạch định sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Bản phân loại Quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh, mỗi chương bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh gồm nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó.

Trung tâm y tế quận (huyện) được tổ chức trên cơ sở hợp nhất các tổ chức y tế hiện có của quận như: phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch- chống sốt rét, đội bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực. Dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân quận, thực hiện nhiệm vụ về khám chửa bệnh, cung ứng thuốc... đặc biệt là thuốc thiết yếu cho cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)