Sau khi được nhập kho, thuốc được tồn trữ, bảo quản và cấp phát tại các kho thuốc của khoa Dược. Hệ thống kho được mô tả qua sơđồ sau:
Hình 3.4: Hệ thống kho thuốc tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà
Kho dược được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên môn, đảm bảo thực hiện 5 chống: chống nóng ẩm, chống côn trùng, chống cháy nổ, chống bão lụt và chống mất trộm. Hệ thống kho được chia làm 3 kho, trong đó kho 1 là kho lẻ nội trú, kho 2 là kho lẻ ngoại trú. Kho 3 là kho cấp thuốc chương trình. Các thuốc sau khi pha chế được bảo quản và cấp phát tại chỗ. Các thuốc pha chế khi có yêu cầu của khoa điều trị và được cấp phát ngay cho khoa yêu cầu. Kho ngoại trú được bố
trí gần khoa khám bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân lĩnh thuốc. Các kho còn lại đều được bố trí ở vị trí riêng biệt, thuận lợi cho quy trình thực hiện
HỆ THỐNG KHO THUỐC Kho cấp phát thuốc nội trú Kho cấp thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú Kho thuốc chương trình Kho chính
nghiệp vụ kho. Về nhân lực, tất cả các thủ kho đều có trình độ chuyên môn dược sỹ trung học trở lên. Riêng dược sỹ đại học đảm nhiệm bảo quản và cấp phát thuốc gây nghiện và hướng thần.
Trang thiết trong kho:
- Trang thiết bị văn phòng: bàn ghế làm việc.
- Trang thiết bị vận chuyển thuốc: xe đẩy tay.
- Trang thiết bị xếp thuốc: giá nhiều tầng; tủ nhiều ngăn, có khóa.
- Trang thiết bị bảo quản: máy điều hòa, tủ lạnh, quạt thông gió, nhiệt kế,
ẩm kế.
Trang thiết bị phòng chống cháy nổ, vệ sinh...
Bảng 3.15: Trang thiết trong kho
STT Tên trang thiết bị Số lượng
1 Nhiệt kê 03
2 Ẩm kế 03
3 Điêu hòa 02
4 Tủ lạnh 01
5 Quạt trần 03
Các kho được trang bị các trang thiết bị cần thiết cho công tác bảo quản. Tuy nhiên, diện tích và trang thiết bị trong kho vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt.
Tiến hành kiểm tra 5 loại thuốc có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp thu
được kết quả 100% các thuốc được bảo quản đúng nhiệt độ yêu cầu ghi trên nhãn. Tên thuốc và yêu cầu bảo quản các thuốc được kiểm tra thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.16: Danh sách một số thuốc bảo quản nhiệt độđặc biệt
STT Tên thuốc Nhiệt độ bảo quản (°C)
1 Insulin 2-8
2 SAT 2-8
3 Oxytocion <20
4 Calciumfolinat 2-8
Tất cả các thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp đều được bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn.
Quy trình nghiệp vu trong kho
Cách sắp xếp thuốc trong kho:
-Căn cứ vào dạng bào chế thuốc viên, thuốc ống, thuốc mỡ để sắp xếp thuốc vào các kho.
-Trong mỗi kho, tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: nhóm kháng sinh, nhóm NSAIDS, nhóm thuốc dịứng...Thuốc trong mỗi nhóm tác dụng dược lý không được sắp xếp theo thứ tự ABC.
-Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được bảo quản riêng, tránh nhầm lẫn, chắc chắn, có các biện pháp đảm bảo an toàn.
-Những thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt (ví dụ: điều kiện bảo quản ở
2°c - 8°C): được bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn. Cách sắp xếp thuốc trên giá:
-Thuốc nặng, dễ vỡ xếp dưới; thuốc nhẹ xếp trên.
-Với mỗi loại thuốc: thuốc được sắp xếp trên giá theo quy tắc FEFO: thuốc có hạn sử dụng trước xếp ngoài, thuốc có hạn sử dụng sau xếp trong.
Công tác thống kê thuốc
Để ứng dụng vào máy phần mềm quản lý sử dụng thuốc tại TTYT Sơn Trà có phần chức năng thuốc nhập, theo dõi, thống kê sử dụng và tồn hàng ngày. Kho Dược có đầy đủ sổ sách theo dõi việc xuất nhập thuốc theo quy
định của Bộ Y tế.
-Thuốc nhập được thủ kho kiểm nhập, vào sổ xuất nhập tại kho. Đồng thời
thống kê được nhập vào máy tính trên phần mềm nhập thuốc.
Nội dung kiểm kê gồm: đối chiếu sổ theo dõi xuất nhập với chứng từ, đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng, xác định lại số lượng, chất lượng thuốc tìm nguyên nhân thừa, thiếu.
tiến hành kiểm kê và trừ dần hàng ngày để hạn chế tối thiểu sai sót và phát hiện sớm nguyên nhân gây sai sót.
Giá trị tiền thuốc dự trữ năm 2013 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.17: Giá trị tiền thuốc xuất, nhập, tồn tại khoa Dược năm 2013 Tổng tiền mua thuốc Tổng tiền thuốc sử dụng Tổng tiền thuốc tồn kho Bình quân sử dụng một tháng Tháng dự trữ sử dụng 24.063.835.995 24.805.711.060 1.336.508.000 2.067.142.588 0.65
Tính theo giá trị tiền, lượng thuốc dự trự đủ cho bệnh viện sử dụng trong 0,65 tháng. Hồi cứu biên bản hủy thuốc năm 2013 thu được kết quả thể hiện ở
bảng 16 Bảng 3.18: Số lượng thuốc hủy năm 2013 STT Nội dung Số lượng Giá trị nghìn đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc hủy do hết hạn 7 2.250.000 88 2 Thuốc hủy do hỏng, vỡ 5 302.000 12 3 Tổng Tông 12 2.552.000 100
Năm 2013 giá trị tiền thuốc bị hủy chiếm 0,05% tổng giá trị thuốc tiêu thụ. Trong đó thuốc hủy do hết hạn chiếm chủ yếu 88%