Hoạt động cấp phát thuốc tại khoa dượ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 71 - 77)

a, Cp phát thuc cho bnh nhân ni trú:

Thuốc xuất để phát cho bệnh nhân nội trú:

Nhờ ứng dng phn mm trong qun lý dược đã nhiu thun li trong cp cho bnh nhân ni trú. Sau khi dược sỹ duyệt số lượng trên phiếu lĩnh

thuốc, số lượng thuốc xuất sẽ được cập nhật ngay vào phần số liệu xuất trên máy tính. Thủ kho sau khi phát thuốc lưu phiếu lĩnh thuốc. Số liệu xuất trên phiếu lĩnh thuốc hàng ngày sẽđược tổng hợp vào cuối tháng 12.

Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú:

Hình 3.5: Quy trình cp phát thuc cho bnh nhân ni trú

Dược sỹ duyệt phiếu lĩnh thuốc: Sau khi bác sỹ kê đơn trên phần mềm, y tá hành chính tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốc và gửi qua mạng nội bộ đến khoa dược. Phiếu lĩnh thuốc gồm: tên khoa điều trị, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng

Gi qua mng ni b

BS khám bệnh, kê đơn, ghi hồ sơ bệnh án

Y tá hành chính tổng hợp thành phiếu lĩnh thuốc

Khoa Dược: DSLS phê duyệt phiếu lĩnh thuốc

DSLS rút lệnh: in phiếu lĩnh thuốc từ máy

Trưởng khoa LS duyệt, ký vào phiếu lĩnh thuốc

Kho thuốc: thủ kho giao thuốc cho DSLS theo phiếu lĩnh thuốc (3 kiểm tra, 3 đối chiếu)

DSLS giao thuốc cho y tá khoa LS theo phiếu lĩnh thuốc (3 kiểm tra, 3 đổi chiểu)

lĩnh, số tiền. Dược sỹ duyệt kiểm tra số lượng thuốc yêu cầu được lĩnh. Trong trường hợp số lượng thuốc nhiều đột biến đặc biệt với các thuốc đắt tiền, dịch truyền, vitamin...dược sỹ sẽ trao đổi lại với khoa lâm sàng. Đối với thuốc gây nghiện và hướng tâm thần dược sỹ chỉ duyệt phiếu lĩnh sau khi kiểm tra bệnh án và kiểm tra đầy đủ số lượng vỏ do khoa lâm sàng hoàn trả. Đối với thuốc yêu cầu phải hội chẩn, phải có bệnh án và biên bản hội chẩn.

* Cấp phát thuốc trực tiếp tới khoa điều trị

Tổ dược lâm sang do 1 dược sỹđại học phụ trách chung và 4 dược sỹ trung học, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng khoa dược. Các dược sỹ

trung học có nhiệm vụ tổng hợp dự trù thuốc từ các khoa lâm sàng, lĩnh tại các kho của khoa dược và đưa về khoa lâm sàng, bàn giao lại cho điều dưỡng hành chính, theo dõi cơ số trực và nhắc nhở bổ sung kịp thời. Từ khi được thành lập, tổ đã đưa thuốc tới tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.

Thời gian cấp phát thuốc:

-Chiều : khoa lâm sàng lĩnh thuốc cho ngày hôm sau

-Sáng: Khoa lâm sàng lĩnh bổ sung cho bệnh nhân mới nhập viện hoặc bệnh nhân cũ được thêm, thay đổi chỉ định dùng thuốc.

-Chiều thứ 6 và ngoài giờ thứ 7: khoa lâm sàng lĩnh thuốc cho thứ 7, chủ

nhật và thứ 2.

-Với bệnh nhân nhập viện trong ngày tại các khoa lâm sàng, bệnh nhân cấp cứu sẽ sử dụng thuốc được lấy từ các tủ trực. Tất cả các thuốc này được điều dưỡng khoa tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốc. Sau khi lĩnh thuốc, điều dưỡng khoa sẽ bổ sung vào tủ trực để giữ nguyên cơ số.

-Phiếu lĩnh thuốc phải có đủ chữ kí của khoa lâm sàng và khoa dược: + Khoa lâm sàng: bác sỹ kê đơn, điều dưỡng hành chính

+ Khoa dược: dược sỹđại học duyệt phiếu , thủ kho

+ Với các thuốc đặc biệt phải có chữ ký của hội đồng hội chẩn, bao gồm: thuốc trong danh mục phải hội chẩn (acid amin, kháng sinh), các thuốc do bệnh viện quy định (có giá từ 100.000 đồng/ đơn vịđóng gói nhỏ nhất trở lên).

Trong quá trình cấp phát, thủ kho tiến hành đóng dấu lên bao bì những thuốc đắt tiền. Khi ra lẻ thuốc trong cấp phát, thuốc rời được cho vào túi riêng có ghi tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.

Theo quy định của bệnh viện, khi thủ kho giao thuốc cho dược sĩ lâm sàng và khi dược sĩ lâm sàng giao thuốc cho điều dưỡng, phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Điều dưỡng khoa lâm sàng phát thuốc cho bệnh nhân phải thực hiện 5 đúng theo thông tư 23/2011-BYT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bng 3.19: Hot động kim tra, đối chiếu trong quá trình cp phát

Người cp phát Các thao tác kim tra, đối chiếu

được thc hin trong cp phát

Dược sĩ

Kim tra: 1 .Thể thức phiếu lĩnh thuốc. 2. Nhãn thuốc.

Đối chiếu: l.Tên thuốc.

2. Nồng độ, hàm lượng. 3. Số lượng. Điu dưỡng 1. Người bệnh 2. Thuốc Đúng 3. Liều dùng 4. Đường dùng 5. Thời gian

Trả thuốc: Quy trình trả thuốc được mô tả theo sơđồ hình 3.6:

Hình 3.6: Quy trình hoàn tr thuc tha

Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện hoặc tử vong được y tá hành chính tổng hợp vào phiếu trả thuốc gửi qua mạng nội bộ. Dược sỹ rút lệnh, Trưởng khoa dược ký xác nhận và giao cho dược sỹ cấp phát nhận thuốc tại khoa lâm sàng trong vòng 24 giờ. Phiếu trả thuốc có đầy đủ chữ ký của trưởng khoa dược, trưởng khoa điều trị, dược sỹ cấp phát thuốc và thủ kho. Phiếu hoàn trả lưu thành 2 bản, một bản tại khoa dược và một bản tại khoa lâm sàng. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, dư ra

được lập biên bản và trả thuốc theo quy định.

Theo dõi hạn dùng của thuốc: các kho đều có sổ theo dõi hạn dùng của tất cả

các thuốc trong kho. Riêng thuốc gây nghiện và hướng thần có bảng theo dõi hạn dùng dán tại tủ bảo quản, sổ theo dõi hạn dùng được thủ kho cập nhật hàng ngày.

BS thay đổi y lệnh, bệnh nhân chuyển viện, ra viện, tử vong

Điều dưỡng hành chính tổng hợp

DSLS rút lệnh, trưởng khoa dược duyệt

Trưởng khoa lâm sàng ký xác nhận

Khoa lâm sàng, Dược sỹ nhận thuốc (3 kiểm tra, 3 đối chiếu)

b, Cp phát thuc cho bnh nhân ngoi trú:

Sau khi bác sỹ kê đơn, trên phần mềm in ra cho bệnh nhân, được duyệt bảo hiểm rồi đến kho phát thuốc ngoại trú để lĩnh thuốc theo đơn. Với bệnh nhân không có bảo hiểm thì có thể mua thuốc theo thanh toán viện phí. Nếu bệnh nhân khám và cấp đơn thì theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Khi phát thuốc, dược sỹ tiến hành kiểm tra, đối chiếu:

- Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;

- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế;

- Nhãn thuốc;

- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số

thuốc sẽ giao.

Trung bình một dược sỹ cấp phát ngoại trú phục vụ 30 bệnh nhân/giờ. Thời gian bệnh nhân thường đi khám vào buổi sáng nên lượng bệnh nhân lĩnh thuốc tập trung đông vào một khoảng thời gian. Dược sỹ cấp phát không có thời gian xem sổ khám bệnh, để kiểm tra, đối chiếu, hướng dẫn bệnh nhân về liều dùng,

đường dùng và khoảng cách dùng thuốc. Khi cấp phát, dược sỹ cũng không chú ý kiểm tra chất lượng thuốc. Với các thuốc ra lẻ, thuốc được đựng trong túi dán nhãn có ghi tên thuốc, hàm lượng.

Đề xuất cần có dược sỹ cấp phát và thêm dược sỹ tư vấn tại chỗ cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân ít hiểu biết khi đi khám và nhận thuốc một mình.

Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Sau khi cấp phát vào sổ xuất nhập theo dõi thuốc hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, hoạt động tồn trữ và cấp phát được thực hiện theo quy chế. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn GSP, song bệnh viện đã cố gắng thực hiện các điều kiện bảo quản cần thiết để duy trì,

phát huy. Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát, dược sĩ và y tá mới chỉ chú trọng kiểm tra về số lượng, chứ chưa chú trọng kiểm tra chất lượng thuốc.

Cần có xe đẩy, giỏ, ngăn chia thuốc riêng theo buổi và ghi tên riêng cho từng bệnh nhân, bảo quản tốt và được kiểm tra thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 71 - 77)