Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 108 - 110)

Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà được nhiều thành phần tham gia tác động, mỗi thành phần có những vai trò riêng. Hội

đồng thuốc và điều trị là nơi có thẩm quyền cao nhất trong việc giám sát sử dụng thuốc. Hội đồng thuốc đã xây dựng quy trình kiểm tra và thành lập các tiểu ban,

giao trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng tiểu ban trong hoạt động giám sát sử dụng thuốc, thực hiện bình đơn thuốc, bình bệnh án hàng tháng. Bộ phận nghiệp vụ

dược đã phát huy được vai trò của dược sĩ trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế công tác dược cũng như quy chế sử dụng thuốc tại bệnh viện, thực hiện thường xuyên kiểm tra theo quy trình của hội đồng thuốc và có những tham mưu cho hội đồng thuốc và điều trị trong việc chấn chỉnh công tác sử dụng thuốc tại các khoa phòng điều trị. Qua khảo sát bệnh án và đơn thuốc ngoại trú thì việc thực hiện quy chế kê đơn và quy chế sử dụng thuốc tại bệnh viện tương đối tốt.

Vấn đề sử dụng thuốc tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã được thể hiện trong mối quan hệ giữa bác sỹ- dược sỹ- điều dưỡng mà trung tâm là người bệnh.

Mối quan hệ này đã được củng cố và phát triển, nó được thể hiện qua đơn thuốc, phiếu lĩnh và việc đưa thuốc đến tay bệnh nhân.

Để dùng thuốc hợp lý an toàn người dược sỹ trong khoa được nhất là dược sỹ lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ giữa dược sỹ lâm sàng, bác sỹ điều trị, y tá điều dưỡng và bệnh nhân phải thật khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau.

Dược sỹ không chỉ đóng vai trò cung ứng theo đòi hỏi của bác sĩ điều trị mà theo yêu cầu mới hiện nay phải cùng làm việc với bác sĩ theo danh nghĩa “người dược sĩ bên cạnh giường bệnh”. Tổ chức y tế thế giới đã thừa nhận vai trò quan trọng của dược sĩ trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn đạt kết quả tốt và kinh tế.

Người dược sĩ - chuyên gia về thuốc sẽ đảm nhận công việc thông tin thuốc cho bác sĩ và tư vấn phòng tránh các phản ứng không mong mốn của thuốc trong điều trị, bao gồm kiểm soát liều lượng, đề phòng tác dụng phụ và sự lạm dụng thuốc. Bên cạnh đó còn tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng không mong muốn, những khuyết điểm về chất lượng thuốc.

Bác sỹ là người chịu trách nhiệm đối với việc điều trị cho bệnh nhân. vì lợi ích người bệnh, để kê đơn thuốc tốt bác sĩ cần cộng tác với dược sĩ, nếu có nghi

nghờ hoặc chưa rõ về một thuốc nào đó định dùng cho người bệnh phải phối hợp trao đổi thông tin về thuốc với dược sĩ khi kê đơn.

Y tá là người chấp hành chỉ thị điều trị của thầy thuốc và phải luôn hỏi dược sĩ về cách thức dùng thuốc.

Để đảm nhiệm được những công việc đó không phải là một điều dễ dàng. Dược sĩ phải là một chuyên gia giỏi về thuốc, được đào tạo, trang bịđầy đủ những kiến thức về dược lý, dược động học và cả những kiến thức liên quan. Đồng thời phải luôn rèn luyện tác phong, thái độ ứng xử, cách giao tiếp đối với các đồng nghiệp và người bệnh.

Tuy nhiên do nhân lực của Trung tâm Y tế quận Sơn Trà quá thiếu nên công tác dược lâm sàng do trưởng khoa dược kiêm nhiệm nhưng công việc và trách nhiệm của trưởng khoa là rất nhiều nên không thể đầu tư cho công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc. Vì vậy công tác dược lâm sàng mới chỉ dừng lại ở

phần quản lý, hướng dẫn chung chưa đi sâu, đi sát thực tế thầy thuốc. Do đó cần phải bổ sung dược sĩ lâm sàng cho công tác này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế quận sơn trà, đà nẵng năm 2013 (Trang 108 - 110)