6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
1.2.3 Kênh phân phối
Kênh phân phối là một chuỗi các địa điểm hoặc tổ chức có sẵn để làm cho sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng để sử dụng hoặc tiêu thụ bởi ngƣời tiêu dùng hoặc doanh nghiệp (Kotler, 2014).
Vai trò của kênh phân phối trong Marketing mix là đƣa sản phẩm đến thị trƣờng mục tiêu. Những quyết định phân phối có ảnh hƣởng đến các quyết định khác
của Marketing. Chẳng hạn một quyết định về giá của công ty phụ thuộc vào việc công ty sử dụng nhiều hay ít trung gian phân phối (Đinh Tiên Minh và cộng sự, 2014).
Chính vì thế, sự lựa chọn hệ thống phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên, những mối quan hệ chặt chẽ giữa các trung gian cần có thời gian để phát triển. Nếu giữa các thành viên có những ràng buộc chặt chẽ thì doanh nghiệp mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi đang xâm nhập. Khi đã xây dựng đƣợc những liên minh trong phân phối, sản phẩm sẽ dễ dàng tung ra thị trƣờng. Những thành viên phân phối cần hoạt động trong sự hợp tác. Và những nhà phân phối mạnh sẽ tăng cƣờng khả năng Marketing của công ty. Vì vậy, chiến lƣợc phân phối hợp lý, thuận tiện cho ngƣời mua sẽ góp phần làm cho sản phẩm lƣu thông một cách thông suốt, nhanh chóng và dễ xâm nhập thị trƣờng (Đinh Tiên Minh và công sự, 2014).
Một doanh nghiệp thực hiện tất cả các chức năng phân phối sẽ phải trang trải hết các khoản chi phí nhƣng đổi lại họ sẽ thu hết phần lợi nhuận. Khi doanh nghiệp sử dụng trung gian để giảm chi phí phân phối thì lợi nhuận cũng giảm vì trung gian cũng phải hƣởng phần đóng góp của họ (Đinh Tiên Minh và công sự, 2014).
Khi sử dụng trung gian, tổng lợi nhuận của công ty có thể tăng nếu mức bán của trung gian vƣợc cao hơn mức bán do công ty tự phân phối. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều trung gian sẽ làm nhà sản xuất giảm hẳn những mối liên hệ với ngƣời tiêu dùng và đồng thời phải tăng cƣờng giám sát kênh phân phối (Đinh Tiên Minh và cộng sự, 2014).