Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng
được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát.
Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những cán bộ quản lý tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định: Trưởng, Phó các phòng, Đội của Chi cục gồm: Lãnh đạo Phòng TT-PC, Phòng NV-TH, Đội 1,3,5,6,7 và Đội Chống buôn lậu. Họ là những người thường xuyên quản lý, thực hiện các hoạt động cho các dịch vụ hành chính tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng.
Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.
Nội dung thảo luận: trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất. (Tham khảo phần phụ lục)
Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ. Trình tự tiến hành:
1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.
2) Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:
Thái độ của cán bộ đối với công việc đảm trách tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.
Mức độ hài lòng của các cán bộ đối với công việc đảm trách tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng như mức độ tác động giữa động lực làm việc đối với cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.
Ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tượng tham gia thảo luận.
3) Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.
4) Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.
Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận tay đôi nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh.
Kết quả nghiên cứu:
Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, tác giả thu được kết quả như sau:
Thông tin thu thập được đa phần các đáp viên đều đồng ý với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định mà tác giả đã đề xuất ban đầu. Trong đó, Động lực làm việc sẽ được đo lường thông qua các thành phần: Chính sách đãi ngộ, Hỗ trợ tổ
chức, Bản chất công việc, Hỗ trợ đồng nghiệp, Phong cách lãnh đạo, Cơ hội học tập và thăng tiến và Cam kết với tổ chức được đo lường thông qua Động lực làm việc. Bên cạnh đó, các đáp viên cho rằng sẽ có sự khác biệt về mức độ cam kết với
tổ chức đối với các công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định theo các đặc điểm nhân khẩu học. Do đó, yếu tố nhân khẩu học sẽ được đưa vào để đánh giá sự khác biệt về mức độ cam kết với tổ chức của các công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.
Sau khi thăm dò ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin với 30 nhân viên của các Phòng, Đội tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định để kiểm tra lại độ tin cậy của các biến và chạy thử SPSS 16.
Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến (Phụ lục) và đưa vào phỏng vấn chính thức.
Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm tra sơ bộ tính thống nhất của các mục hỏi cùng đo lường cho một khái niệm, thăm dò phản ứng của công chức về các mục hỏi xem các mục hỏi đã rõ nghĩa, dễ hiểu và phù hợp chưa.