Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc và sự cam kết với tổ chức của công chức chi cục quản lý thị trường bình định (Trang 43)

Chương này tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về Động lực làm việc và các yếu tố tác động đến sự Động lực làm việc cùng mối quan hệ giữa Động lực làm việc và Cam kết với tổ chức. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng khái quát một số nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước cùng những mô hình tham khảo. Trên cơ sở lý luận này tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho nghiên cứu.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn chính là:

 Nghiên cứu định tính: nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng phỏng vấn: từ mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi định tính. Tiếp đến sẽ phỏng vấn sâu với 10 cán bộ quản lý tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định nhằm hiệu chỉnh bảng phỏng vấn cho phù hợp với tình hình thực tế.

 Nghiên cứu định lượng:

 Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng câu hỏi.

 Trước tiên, khảo sát sơ bộ, tiến hành phỏng vấn 30 đáp viên để phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi sơ bộ chắt lọc từ nghiên cứu định tính. Sau tiếp tục điều chỉnh những sai sót để có bảng phỏng vấn chính thức và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.

 Giai đoạn tiếp theo, tiến hành khảo sát chính thức, có 160 bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đi và kết quả thu được 155 bảng trả lời trong đó có 150 bảng hợp lệ. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát.

Xữ lý số liệu thống kê bằng SPSS 16:

 Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp.

 Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tương quan trong tổng thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố

(Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố.

 Phân tích hồi quy tuyến tính Linear Regression phân tích mối tương quan của các nhân tố và động lực làm việc cũng như mức độ tác động giữa động lực làm việc đối với cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.

 Phân tích sâu ANOVA xác định sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố nhân khẩu học.

Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm), nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo, tiếp theo là nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua thu thập thông tin từ phía khách hàng với bảng câu hỏi khảo sát. Từ thông tin thu thập được tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu. Quá trình này, được thực hiện từng bước theo trình tự như quy trình sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2 Các thông tin cần thu thập

 Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng như đánh giá mối liên hệ giữa động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý Thị trường Bình Định với thang đo gồm 8 yếu tố: (1) Chính sách đãi

ngộ, (2) Hỗ trợ tổ chức, (3) Bản chất công việc, (4) Hỗ trợ đồng nghiệp, (5) Phong

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định lượng sơ bộ Điều chỉnh Thang đo 1 Thang đo 2 Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính Điều chỉnh

Nghiên cứu định lượng Kiểm định độ tin cậy

Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích hồi quy, Phân

tích kết quả. Kiểm định T-test, Phân

tích sâu ANOVA Viết báo cáo nghiên cứu

cách lãnh đạo, (6) Cơ hội học tập và thăng tiến, (7) Động lực làm việc, (8) Cam kết với tổ chức.

 Thông tin về thái độ của cán bộ đối với công việc đảm trách tại Chi cục Quản lý Thị trường Bình Định.

 Thông tin cá nhân: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, …

3.3 Nguồn thông tin thu thập

Nguồn thông tin sơ cấp:

 Là nguồn thông tin từ phỏng vấn sâu dùng cho nghiên cứu định tính với những cán bộ quản lý tại Chi cục quản lý thị trường Bình Định.

 Nguồn thông tin từ phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng đối với những cán bộ đã từng công tác tại Chi cục quản lý thị trường Bình Định.

Nguồn thông tin thứ cấp: là nguồn thông tin thu được từ dữ liệu khảo sát định lượng sau khi chúng được tổng hợp và xử lý đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Cách tiếp cận: trực tiếp.

 Đối với những đối tượng thảo luận khảo sát định tính sẽ được thực hiện tại nơi làm việc hay nhà riêng nhằm tạo sự thuận tiện cho đối tượng khảo sát.

 Đối với khảo sát định lượng để đảm bảo độ tin cậy, khách quan và tính chính xác của mẫu, đối tượng khảo sát sẽ được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại nơi làm việc, nhà riêng, gọi điện thoại hoặc gửi qua Facebook, Google mail và Yahoo Messenger mời khảo sát trực tuyến trên Googledocs.

3.4 Nghiên cứu định tính

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng

được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát.

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những cán bộ quản lý tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định: Trưởng, Phó các phòng, Đội của Chi cục gồm: Lãnh đạo Phòng TT-PC, Phòng NV-TH, Đội 1,3,5,6,7 và Đội Chống buôn lậu. Họ là những người thường xuyên quản lý, thực hiện các hoạt động cho các dịch vụ hành chính tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng.

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.

Nội dung thảo luận: trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất. (Tham khảo phần phụ lục)

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ. Trình tự tiến hành:

1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

2) Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:

 Thái độ của cán bộ đối với công việc đảm trách tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.

 Mức độ hài lòng của các cán bộ đối với công việc đảm trách tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng như mức độ tác động giữa động lực làm việc đối với cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.

 Ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tượng tham gia thảo luận.

3) Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.

4) Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận tay đôi nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh.

Kết quả nghiên cứu:

Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, tác giả thu được kết quả như sau:

Thông tin thu thập được đa phần các đáp viên đều đồng ý với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến động lực làm việc và cam kết với tổ chức của công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định mà tác giả đã đề xuất ban đầu. Trong đó, Động lực làm việc sẽ được đo lường thông qua các thành phần: Chính sách đãi ngộ, Hỗ trợ tổ

chức, Bản chất công việc, Hỗ trợ đồng nghiệp, Phong cách lãnh đạo, Cơ hội học tập và thăng tiến và Cam kết với tổ chức được đo lường thông qua Động lực làm việc. Bên cạnh đó, các đáp viên cho rằng sẽ có sự khác biệt về mức độ cam kết với

tổ chức đối với các công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định theo các đặc điểm nhân khẩu học. Do đó, yếu tố nhân khẩu học sẽ được đưa vào để đánh giá sự khác biệt về mức độ cam kết với tổ chức của các công chức Chi cục Quản lý thị trường Bình Định.

Sau khi thăm dò ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin với 30 nhân viên của các Phòng, Đội tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định để kiểm tra lại độ tin cậy của các biến và chạy thử SPSS 16.

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến (Phụ lục) và đưa vào phỏng vấn chính thức.

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm tra sơ bộ tính thống nhất của các mục hỏi cùng đo lường cho một khái niệm, thăm dò phản ứng của công chức về các mục hỏi xem các mục hỏi đã rõ nghĩa, dễ hiểu và phù hợp chưa.

3.5 Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: (1) Chính sách đãi ngộ, (2) Hỗ

trợ tổ chức, (3) Bản chất công việc, (4) Hỗ trợ đồng nghiệp, (5) Phong cách lãnh đạo, (6) Cơ hội học tập và thăng tiến, (7) Động lực làm việc, (8) Cam kết với tổ chức.

Cụ thể để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau:

 Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến (trung bình), Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý).

 Riêng những biến phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi,…sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ.

a) Thang đo Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ đề cập đến chính sách lương thưởng, phúc lợi mà các tổ

chức sử dụng đãi ngộ cho các thành viên. Tiền lương là thu nhập của mỗi người, công chức bước vào làm việc tại Chi cục Quản lý thị trường Bình Định không phải với giấc mộng trở nên giàu có nhưng tầm quan trọng của lương không thể bỏ qua được. Một số nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của lương thấp trong lĩnh vực công cần phải được quan tâm vì nó liên quan đến việc chuyển nơi làm việc của cán bộ, công chức. Phúc lợi là những lợi ích một người có được từ đơn vị công tác của mình ngoài tiền lương mà người đó nhận được. Bên cạnh đó, thưởng là sự ghi nhận những đóng góp bằng vật chất và tinh thần về sự vượt bậc, hiệu quả trong

công tác của các cán bộ, công chức từ tổ chức. Sự công nhận này càng được thực hiện tốt càng ảnh hưởng nhiều đến mong muốn gắn bó với tổ chức (Recardo và Jolly, 1997). Như vậy, Chi cục Quản lý thị trường Bình Định nếu có chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt sẽ có thể góp phần to lớn trong việc nâng cao động lực làm việc của công chức và tình trạng rời bỏ tổ chức của công chức sẽ không còn nữa. Dựa trên thang đo của Best (2006), Lester (1987), Sharma và Jyoti (2009) và những cơ sở lý luận về Chính sách đãi ngộ tác giả đưa ra thang đo gồm 4 biến quan sát thể hiện qua các khía cạnh như: (1) có chính sách lương thưởng, phúc lợi cho cán bộ phân cấp theo chức vụ và trình độ; (2) lương hiện tại tương xứng với năng lực; (3) thưởng tương xứng với những đóng góp, cống hiến; (4) có chế độ bảo hiểm, chế độ trợ cấp, phụ cấp công tác. Sau nghiên cứu định tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ ngữ đã được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Như vậy, thang đo khái niệm Chính sách đãi ngộ sẽ bao gồm 4 biến quan sát tương ứng với các phát biểu như sau:

Bảng 3.1 Bảng phát biểu thang đo Chính sách đãi ngộ của tác giả

Mã biến Phát biểu Nguồn tham khảo

CSĐN1 Chính sách lương thưởng, phúc lợi phân cấp theo chức vụ và trình độ rõ ràng, cụ thể. Nghiên cứu định tính (do tác giả bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính) CSĐN2 Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực. Best (2006),

Lester (1987), Sharma

và Jyoti (2009) CSĐN3 Được thưởng tương xứng với những đóng góp,

cống hiến

CSĐN4 Chế độ bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp công tác đầy đủ, đúng quy định. Nghiên cứu định tính (do tác giả bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính) b) Thang đo Hỗ trợ tổ chức

Hỗ trợ tổ chức đề cập đến sự hỗ trợ từ cơ quan tổ chức (hỗ trợ về phương tiện, chi phí,…) giúp người lao động có thể hoàn thành tốt công tác. Đối với phần lớn công chức quản lý thị trường, công việc đòi hỏi thường xuyên đi lại kiểm tra kiểm soát thị trường. Vì vậy trong quá trình công tác thì việc hỗ trợ về phương tiện đi lại hay chi phí đi lại là những yêu cầu nhất thiết cho công chức. Vì vậy, dựa trên thang đo của Kenneth S.Kovach (1987) (good working conditions) cùng những cơ sở lý luận về yếu tố Hỗ trợ tổ chức tác giả đưa ra thang đo gồm 4 biến quan sát thể hiện qua các khía cạnh như: (1) Tạo điều kiện đi lại làm việc thuận lợi cho công chức (hỗ trợ xe, hỗ trợ chi phí đi lại); (2) Bố trí giờ làm việc, công tác rất hợp lý, khoa học; (3) Phương tiện, máy móc thiết bị cho công việc đầy đủ; (4) Nơi làm việc sạch sẽ, thoải mái, an toàn. Sau nghiên cứu định tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ ngữ đã được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Như vậy, thang đo khái niệm Hỗ trợ tổ chức sẽ bao gồm 4 biến quan sát tương ứng với các phát biểu như sau:

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo Hỗ trợ tổ chức

Mã biến Phát biểu Nguồn tham khảo

HTTC1 Chi cục luôn tạo điều kiện đi lại làm việc thuận lợi (hỗ trợ xe, hỗ trợ chi phí đi lại)

Nghiên cứu định tính (do tác giả bổ sung từ kết quả

nghiên cứu định tính) HTTC2 Thời gian làm việc, công tác bên ngoài

được bố trí rất hợp lý, khoa học.

Kenneth S.Kovach (1987)

HTTC3

Phương tiện, máy móc thiết bị cho công việc đầy đủ

Nghiên cứu định tính (do tác giả bổ sung từ kết quả

nghiên cứu định tính) HTTC4 Nơi làm việc sạch sẽ, thoải mái, an

toàn

c) Thang đo Bản chất công việc

Bản chất công việc đề cập đến những yêu cầu, đặc điểm của công việc, các

nhiệm vụ, trách nhiệm khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện công việc. Vì vậy, dựa trên thang đo Bản chất công việc dựa trên thang đo Công việc thú vị (interesting work) của Kenneth S.Kovach (1987): thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và cơ hội để sử dụng năng lực cá nhân và thang đo Hackman và Oldham (1976), Lester (1987) cùng những cơ sở lý luận về yếu tố Bản chất công việc tác giả đưa ra thang đo gồm 4 biến quan sát thể hiện qua các khía cạnh như: (1) công việc được bố trí phù hợp với năng lực; (2) công chức luôn hiểu rõ công việc; (3) công chức được quyền tự quyết các vấn đề trong công việc; (4) công việc yêu cầu công chức phải sử dụng tốt các năng lực cá nhân để hoàn thành. Sau nghiên cứu định tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ ngữ đã được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc và sự cam kết với tổ chức của công chức chi cục quản lý thị trường bình định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)