Nhóm các yếu tố về môi trường liên quan đến những lỗ lực của tổ chức giúp cho nhân viên phát huy được những điểm mạnh và khả năng của họ để hoàn thành được các mục tiêu của tổ chức cũng như mục tiêu của cá nhân họ:
Điều kiện và chế độ làm việc: đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới
động lực lao động, khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh người lao động sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn.
Năng lực quản lý điều hành: Năng lực quản lý điều hành của người lãnh
đạo ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và củng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.
Mối quan hệ với đồng nghiệp: Mức độ hoạt động, hoà hợp về cả phẩm
chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động, từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả công việc.
Sự thừa nhận của tổ chức: Là việc các nhà quản lý ghi nhận kết quả mà
người lao động đạt được sau quá trình nỗ lực thực hiện công việc được giao. Người lao động không chỉ mong muốn được ghi nhận để có được chế độ đãi ngộ thỏa đáng, công bằng mà họ còn kỳ vọng vào việc thể hiện được mình trước những người khác, điều này phụ thuộc vào quá trình đánh giá thực hiện công việc của tổ chức một cách khách quan, chính xác và kịp thời. Khi sự thừa nhận đối với một cá nhân thỏa đáng và chính xác sẽ tạo động lực thúc đẩy họ hoàn thành tốt công việc được giao.
Chính sách lương và các khoản thù lao khác: Là số tiền mà tổ chức trả cho người lao động vì những gì họ đã phục vụ. Khi người lao động cảm thấy thu nhập nhận được là tương xứng với công sức họ bỏ ra thì người lao động sẽ có động lực để làm việc phục vụ tổ chức. Thù lao lao động không công bằng sẽ có ảnh hưởng sâu tới động lực lao động vì khi đó họ cho rằng mình đang bị đối xử không công bằng. Vì vậy người quản lý cần phải thực hiện công tác thù lao lao động một cách hợp lý nhất tạo tâm lý thoải mái và tinh thần đoàn kết tập thể.
Các chính sách và quy định của tổ chức: Bao gồm chính sách nhân sự; chính sách tài chính và các quy định của tổ chức sẽ là vật cản cho công tác tạo động lực nếu không được thiết kế một cách hợp lý và phù hợp. Ngược lại nếu được thiết kế tốt, phù hợp thì những chính sách, quy định đó sẽ tạo điêu kiện cho các hoạt động của người lao động được thuận lợi.
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp:
Khả năng thăng tiến và phát triển nghề nghiệp là yếu tố mà bất kỳ người lao động nào đều quan tâm. Đó là những khả năng thăng tiến của người lao động có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy quản lý của một tổ chức. Khi người lao động nhìn thấy được cơ hội thăng tiến trong công việc, họ sẽ có động lực làm việc mạnh mẽ để có thể đạt được mục đích của mình, nếu những cơ hội này không được nhìn nhận một cách rõ ràng thì động lực làm việc của con người sẽ bị triệt tiêu. Vì vậy, để thúc đẩy động lực cho người lao động nhà quản lý cần làm cho họ thất rõ được cơ hội phát triển cho họ có động lực và họ sẽ cống hiến tài năng cho công việc. Tạo ra các cơ hội công bằng cho tất cả nhân viên có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp là chính sách mà một tổ chức muốn thu hút và giữ chân nhân viên. Thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn. (Lý Thị Tú, 2014)