Phƣơng hƣớng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thờ

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 97 - 99)

thời gian tới.

Căn cứ vào định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020, dự báo xu hƣớng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm tới sẽ ngày càng phát triển mạnh cả về số lƣợng đến chất lƣợng; cả bề rộng đến chiều sâu; sẽ gia tăng cả về qui mô và hiệu quả. Lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV ngày càng đa dạng, nhất là lĩnh vực thƣơng mại, du lịch, dịch vụ sẽ phát triển mạnh, đồng thời sẽ xuất hiện nhiều nghề kinh doanh mới. Các DNNVV thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân sẽ phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷ lớn trong tổng số DNNVV trên địa bàn. Các DNNVV ở khu vực nông thôn cũng sẽ phát triển theo hƣớng không chỉ sản xuất thuần tuý mà còn gắn với chế biến, tiêu thụ với mức độ chuyên môn hoá cao hơn. DNNVV sẽ ngày càng đòi hỏi lực lƣợng lao động có trình độ, chất lƣợng cao.

Phƣơng hƣớng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới:

- Tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ DNNVV một cách bền vững cả về bề rộng đến chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển DNNVV phải phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, phù hợp với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhằm tăng tỷ trọng dịch vụ - thƣơng mại, công nghiệp, xây dựng; giảm tỷ trong nông lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.

* Trong lĩnh vực dịch vụ - thƣơng mại: tập trung phát triển ở lĩnh vực tiềm năng và vốn có của Hà Giang là thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, y tế, đào tạo, tài chính, ngân hàng, tƣ vấn.

* Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: tập trung vào các ngành, sản phẩm chủ lực của tỉnh nhƣ: ván nhân tạo ván MDF, ván ghép thanh, ván sàn, ván dăm, giấy đế; dệt thổ cẩm; xây dựng và vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện nhỏ…

* Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: phát triển theo hƣớng tập trung, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, trồng và chế biến dƣợc liệu, chè, cam, thảo quả, đậu tƣơng, rau đậu thực phẩm, thức ăn gia súc.

* Phát triển các DN hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học - kỹ thuật cho ngành nông, lâm, thủy sản, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

* Khuyến khích phát triển DN ở vùng nông thôn, miền núi, nhằm tạo sự cân đối, phát triển hài hòa giữa các vùng, các địa phƣơng. Khôi phục các làng nghề truyền thống, kết hợp kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại. Hình thành các cụm, điểm công nghiệp nông thôn làm vệ tinh cho các khu công nghiệp. Phát triển các ngành cơ khí sửa chữa phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn; gia công sản phẩm mây tre, dệt, thủ công thổ cẩm, các ngành nghề truyền thống…tập trung tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì.

- Phát huy vai trò, sự đóng góp của DNNVV đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Củng cố, phát huy tác dụng của DNNVV; tiếp tục khuyến khích mở rộng đầu tƣ, tăng thêm nhiều DN mới đi đôi với tăng cƣờng cơ sở vật chất gắn kết chặt chẽ với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh đào tạo nghề nâng cao chất lƣợng hiệu quả và sức cạnh tranh trong hoạt

động sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, đóng góp cho nguồn thu ngân sách…

- Tích cực phát triển đội ngũ doanh nhân có tri thức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, tuân thủ pháp luật. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực quản lý bao gồm cán bộ quản lý DN, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đạt yêu cầu quản trị DN theo xu hƣớng luật quản lý, công khai minh bạch và hội nhập.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)