1.4.3.1. Những nhân tố chung
Một là, môi trƣờng kinh tế vĩ mô: Bất cứ DNNVV nào cũng phải chịu ảnh hƣởng của tình hình kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, chu kỳ kinh doanh, biến động thị trƣờng cơ cấu. Kinh tế vĩ mô ổn định, thể hiện ở lạm phát thấp, tăng trƣởng hợp lý, các cân đối lớn ở trạng thái an toàn …là điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển tốt. Tuy nhiên, tình trạng chung của các nền kinh tế quốc gia hiện nay là không ổn định, lạm phát và thất nghiệp song hành, nợ công, nợ nƣớc ngoài ở những quy mô nguy hiểm khiến việc ổn định kinh tế vĩ mô rất khó khăn. Tình trạng đó đặt các DNNVV trong trạng thái bất lợi, dễ bị tổn thƣơng và khó có thể hoạch định chiến lƣợc kinh doanh lâu dài.
Hai là, thị trƣờng yếu tố sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại DNNVV phải có chiến lƣợc thích nghi. Nếu các thị trƣờng đầu vào và đầu ra
của DN tƣơng đối có tính cạnh tranh công bằng thì DNNVV có thể đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để tồn tại độc lập tƣơng đối trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, nếu DN lớn có độc quyền tƣơng đối thì DNNVV phải có chiến lƣợc liên kết với DN lớn mới có thể tồn tại đƣợc.
Ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV là biến động giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào. Hiện nay, DNNVV ở Việt Nam còn sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, nên thƣờng bị phụ thuộc vào nguồn cung ứng vào thị trƣờng thế giới. Ngoài các chi phí trung gian khác nhƣ giá cƣớc vận chuyển, phí hải quan, chi phí điện nƣớc cao, sự phụ thuộc vào nhập khẩu của DN khác cũng làm tăng đáng kể chi phí đầu vào của các DN.
Giá sản phẩm đầu ra của DNNVV phụ thuộc lớn vào trạng thái thị trƣờng do DNNVV không có khả năng kiểm soát giá. Chính vì vậy, khi cung cầu trên thị trƣờng đầu ra diễn biến bất lợi, DNNVV dễ bị tổn thƣơng hơn DN lớn.
Ba là, các chính sách đối với khu vực công đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Sƣ̣ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhƣ: Đƣờng giao thông và thông tin liên lạc sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động giao lƣu kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, các vùng miền và quốc gia. Sự ổn định của hệ thống cung cấp điện, nƣớc là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra ổn định, thông suốt và hiệu quả cho các chủ thể kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng.
Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc phát triển, trở thành nhân tố làm tăng tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật mới chỉ đƣợc thực hiện chủ yếu tại các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của các DNNVV, đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Bốn là, quan hệ kinh tế quốc tế. Sự biến động trên thị trƣờng khu vực và thế giới cũng tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nƣớc, qua đó tác động vào DNNVV. Cuộc khủng hoảng từ nƣớc Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới từ năm 2007 trở lại đây đã làm cho thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp, tình trạng bảo hộ ở các nƣớc có xu hƣớng tăng lên dƣới nhiều hình thức khác nhau, hàng hoá xuất khẩu gặp phải các rào cản phi thuế quan, khó có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nƣớc ngoài kéo theo tình trạng thất nghiệp, nợ công và rủi ro trong lĩnh vực tài chính gia tăng… đã gián tiếp là nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn DNNVV ở Việt Nam bị giải thể, phá sản, dừng hoạt động. Ngƣợc lại khi kinh tế thế giới khởi sắc, DNNVV có thêm thị trƣờng xuất khẩu, có thêm các mối quan hệ làm ăn với DN lớn cũng nhƣ tăng doanh thu trong nƣớc…
Năm là, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác
Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc có vai trò tạo điểm tựa để DNNVV có thể vƣợt qua những điểm yếu tiềm tàng của chúng. Nếu chính sách của Nhà nƣớc đúng đắn, kịp thời, khả thi, thái độ, nguồn lực của cơ quan thực thi chính sách phù hợp với yêu cầu của DNNVV thì DNNVV sẽ có điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình. Ngƣợc lại, chính sách của Nhà nƣớc không đồng bộ, thiếu tính khả thi, chậm trễ, công chức thực thi chính sách thiếu trách nhiệm, nguồn lực thực hiện chính sách không đầy đủ thì các DNNN sẽ bị đặt vào tình trạng khó khăn, trì trệ.
1.4.3.2 Nhân tố chủ quan
Một là, trình độ nguồn nhân lực và năng lực của người quản lý DNNVV.
Con ngƣời là nhân tố trung tâm, khởi nguồn sáng tạo và động lực phát triển DN. Nếu DNNVV có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu phát triển thì tƣơng lai của DN đó sẽ khả quan. Nhƣng DNNVV
không có lực lƣợng lao động đáp ứng yêu cầu và cũng không có khả năng thu hút và đào tạo đủ số nhân lực đó thì tƣơng lai của DN đó sẽ rất khó phát triển. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản trị DN có ảnh hƣởng quan trọng đối với phát triển DNNVV. Đặc biệt cán bộ quản trị DN có đủ tầm, tâm, lực thì sẽ hoạch định cho DN chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và có khả năng dẫn dắt DN tới thành công. Ngƣợc lại, nếu cán bộ quản trị DN yếu kém thì họ sẽ là nguyên nhân đƣa DN đến thất bại, nếu đội ngũ cán bộ quản trị DNNVV thiếu đạo đức kinh doanh thì họ sẽ đƣa hiểm họa đến cho DN.
Hai là, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất
Công nghệ thể hiện năng suất của các yếu tố đầu vào cũng nhƣ chất lƣợng và quy mô sản phẩm đầu ra. Hiện nay trong quá trình chuyên môn hoá theo chi tiết sản phẩm đang đƣợc đẩy nhanh ở quy mô toàn cầu nên DNNVV có thể tham gia vào mạng sản xuất thế giới với công nghệ tiên tiến. Chính vì thế, nếu DNNVV bắt kịp xu hƣớng này thì sẽ có triển vọng phát triển tốt. Nếu DNNVV chỉ ỷ lại vào công nghệ hiện có, ngại đổi mới công nghệ thì vòng đời của DN sẽ ngắn.