Thực trạng quản lý của Nhà nước về kinh tế đối với DNNVV trên

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 71 - 79)

Giang đạt từ 7,31% đến 7,77%

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời điểm 31/12 Năm Trang bị TSCĐ BQ 1 lao động (Triệu đồng) Lợi nhuận bình quân / 1 lao động (Triệu đồng) Lợi nhuận bình quân/ 1 đồng vốn (Đồng) Lợi nhuận bình quân/ 1 đồng doanh thu (Đồng) Nộp ngân sách BQ/ 1 lao động (Triệu đồng) Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu (%) 2009 117,521 7,188 0,019 0,047 11,205 7,31 2010 107,531 11,413 0,022 0,032 13,141 8,65 2011 167,234 4,504 0,008 0,024 14,456 7,59 2012 276,688 8,050 0,011 0,037 15,977 7,3 2013 330,837 12,573 0,015 0,045 21,623 7,77

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2009 và năm 2013

3.2.3. Thực trạng quản lý của Nhà nước về kinh tế đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang bàn tỉnh Hà Giang

* Thực trạng cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển DNNVV

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân” tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến toàn thể cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể ở từng ban, ngành, huyện gắn với đặc

thù của đơn vị, địa phƣơng mình. UBND tỉnh đã ban hành về một số cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào chủ trƣơng và các văn bản pháp lý về phát triển DNNVV, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện các chính sách phát triển loại hình DN này theo hƣớng tạo điều kiện để DNNVV phát triển bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác tại địa phƣơng. Các chính sách khuyến khích phát triển, các điều kiện kinh doanh của DNNVV đƣợc hoạch định theo hƣớng DN thuộc các thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tỉnh nhà, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau, DNNVV đƣợc kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tỉnh hà Giang chủ trƣơng phát triển các DN nói chung, DNNVV nói riêng theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lƣợng, phát triển mạnh về số lƣợng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu của tỉnh biên giới miền núi là phát triển DNNVV gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng địa bàn huyện, thành phố Hà Giang, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại chỗ, công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống, các ngành dịch vụ - du lịch…, khuyến khích DN đầu tƣ sản xuất trong một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Các chính sách của UBND tỉnh đã ban hành nhƣ: Quyết định 54/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh về quy định một số chính sách khuyến khích đầu tƣ và hỗ trợ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đã tạo ra sự phấn khởi, khơi dậy tinh thần kinh doanh của DN, mạnh dạn đầu tƣ nhiều hơn vào sản xuất và thực sự hỗ trợ cho các DN phát triển. Đồng thời tỉnh đã có các quyết định bãi bỏ các cơ chế chính sách không phù hợp quy định của Chính phủ. Hiện nay cơ chế chính sách thực hiện cho DNNVV đều căn cứ vào Luật Đầu tƣ.

Triển khai xây dựng đề án Cải cách hành chính của tỉnh Hà Giang. Từ năm 2000 tất cả các cơ quan có quan hệ trực tiếp với DN nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Tài chính, Sở Công thƣơng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ… đều giải quyết công việc theo quy trình “một cửa”, niêm yết công khai các văn bản hƣớng dẫn, quy trình thủ tục cần thiết để mọi tổ chức, công dân biết khi liên hệ công tác. Tỉnh đã thành lập các tổ chức hỗ trợ DN, thiết lập đƣờng dây nóng để giải đáp, tháo gỡ kịp thời những vƣớng mắc của DN, tăng cƣờng cán bộ nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác, giải quyết hƣớng dẫn cho DN... Các sở, ngành đƣợc khuyến nghị đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm chi phí gia nhập thị trƣờng cho DN.

Đề án thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đƣợc triển khai đây là mô hình đƣợc DN rất hoan nghênh, giảm thời gian đi lại, giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp. Song song với công việc này, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã lập trang Website: http://dkkd.hagiang.gov.vn đi vào hoạt động từ tháng 7/2009, để cung cấp tất cả thông tin về thủ tục thành lập DN giúp cho DN giảm tối đa chi phí đi lại, chi phí và dịch vụ soạn thảo hồ sơ thành lập DN, giải đáp thắc mắc của DN qua điện thoại, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Ngoài các nỗ lực trên, các cơ quan ban ngành của Tỉnh còn thực thi một số hoạt động hỗ trợ DN nhƣ:

Thời gian giải quyết đối với hồ sơ đăng ký thành lập mới DN là 5 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN là 3 ngày; Đăng ký mẫu dấu 2 ngày. Thời gian giải quyết hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 3 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Các nhà đầu tƣ; ngƣời thành lập DN đƣợc cung cấp thông tin; mẫu hồ sơ thành lập DN; hồ sơ thay đổi nội dung theo bộ thủ tục hành chính; ISO 9001:2008 đã đƣợc phê duyệt.

Tỉnh Hà Giang cũng nỗ lực tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho DN thông qua đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tỉnh đã tập trung đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông với tổng vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2009-2013 đạt trên 17.000 nghìn tỷ đồng, trong đó 65% thuộc nguồn vốn ngân sách. Hoàn thành việc cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2, đƣờng nối Quốc lộ 4C với Quốc lộ 4D và xây dựng các cầu cứng qua sông Lô nhƣ cầu Suối Tiên, Bình Vàng, Tân Quang km 27, Trung Thành. Hệ thống giao thông từ tỉnh về huyện, thành phố và trung tâm xã đều đƣợc rải nhựa. Đã có 13 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động với tổng công suất 328MW (Sông Chừng, Thái An, Nậm Li, Thanh Thủy, Bát Đại Sơn, Suối Nhé 2, Nậm Ngần…) hoàn thành tiếp đƣờng dây và trạm biến áp 110KW Hà Giang đến Yên Minh cung cấp điện cho 4 huyện vùng cao. Đến nay có trên 80% số xã đã có điện lƣới, 64% thôn, bản có điện. Tỉnh đang tiếp tục thực hiện chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn, đặc biệt hoàn thành 30 hồ treo cho 4 huyện vùng cao. Thời gian qua Hà Giang đã đầu tƣ phát triển mạnh ngành Bƣu chính viễn thông theo hƣớng hiện đại. Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang và hoàn thành chi tiết cụm công nghiệp: Thuận Hòa, Tùng Bá, Minh Sơn 1, Minh Sơn 2… Tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy và các cửa khẩu Mốc 5, Bạch Đích, Săm Pun, Phó Bảng, khuyến khích và tạo đột phá với hoạt động du lịch đa dạng, các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, tâm linh, mạo hiểm, địa chất (Công viên địa chất thế giới cao nguyên Đồng Văn) du lịch văn hóa, lịch sử… Đặc biệt tỉnh Hà Giang đã tiến hành xây dựng các làng văn hóa dân tộc, các sản phẩm văn hóa đặc trƣng phục vụ du lịch. Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc đô thị, các trung tâm huyện lỵ, thị trấn, thị tứ đƣợc nâng cấp…

* Hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Hỗ trợ theo chƣơng trình khuyến công

Huy động các nguồn vốn của Trung ƣơng và địa phƣơng, từ năm 2009 đến nay tỉnh đã hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng để thực hiện các chƣơng trình, đề án khuyến công trên địa bàn, tập trung cho các lĩnh vực: đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho chủ cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất; khởi sự DN; tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn; phát triển thƣơng hiệu và tham gia Hội chợ triển lãm…Các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tiếp tục đƣợc quan tâm, gắn với tổ chức Hội chợ thƣơng mại ở các cấp thu hút nhiều DN, cơ sở kinh doanh trong, ngoài tỉnh và nƣớc ngoài tham gia, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh và tìm kiếm cơ hội đầu tƣ kinh doanh mở rộng thị trƣờng sản xuất hàng hóa. Nhìn chung, việc triển khai các chƣơng trình, đề án khuyến công đƣợc các cơ sở, DN công nghiệp, chính quyền các cấp, các hội, đoàn thể tích cực hƣởng ứng và đạt nhiều kết quả. Các chính sách khuyến công bƣớc đầu đã đi vào đời sống xã hội, giúp các cơ sở công nghiệp tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng để phát triển.

- Hỗ trợ cấp đất, giao đất, cho thuê đất đối với DN

Với tốc độ đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng khá cao nhƣng việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng cho các DN lại gặp khó khăn. Để tạo thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chính sách đất đai nhằm đơn giản hóa một bƣớc thủ tục giao, thuê đất. Bên cạnh đó, tỉnh chủ trƣơng quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp cho DN thuê đất sản xuất kinh doanh với giá rẻ hơn so với giá thị trƣờng. Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 1 khu công nghiệp Bình Vàng và 1 cụm công nghiệp Nam Quang đi vào hoạt động.

Khu Công nghiệp Bình Vàng hiện đang triển khai ở giai đoạn 1 với diện tích mặt bằng 142 ha đã lấp đầy, đang tập trung phát triển giai đoạn 2 với diện tích là 111,83 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê 83,46 ha để xây dựng nhà máy Thủy điện, nhà máy tuyển luyện thép, kim loại màu. Khu công nghiệp Bình Vàng đã có 5 DN thuê đất để hoạt động. Cụm công nghiệp Nam Quang 50 ha lấp đầy và đã có 2 DN vào hoạt động.

- Hỗ trợ tƣ vấn pháp lý cho DNNVV:

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho DN trong những năm qua đƣợc đặc biệt chú trọng. Chất lƣợng các chuyên mục về pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng tăng và mang lại hiệu quả thiết thực. Các chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật” đƣợc phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, chuyên mục “Pháp luật và doanh nghiệp” đăng tải trên Báo Hà Giang đã giúp các DN cập nhật kịp thời các văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà nƣớc.

Hàng nghìn cuốn tài liệu hỏi đáp về Luật Đất đai, 5.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật về Luật DN do Sở tƣ pháp biên soạn, in ấn phổ biến nhằm giúp DN nắm bắt quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình. Định kỳ hàng tháng. Cục Thuế tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn chính sách thuế cho các DN mới thành lập, các DN có sai phạm, sai sót trong kê khai, nộp thuế do chƣa hiểu rõ về chính sách thuế.

Trong việc thi hành pháp luật lao động, ngoài việc tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã lập bộ phận tƣ vấn pháp luật lao động đặt tại Trung tâm Giới thiệu việc làm, có nhiệm vụ tƣ vấn pháp luật lao động, hƣớng dẫn các doanh nghiệp, ngƣời lao động các vấn đề có liên quan đến pháp luật lao động nhƣ: việc làm, dạy nghề, hợp đồng lao động, chính sách chế độ đối với ngƣời lao động; hƣớng dẫn các DN xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, thang lƣơng, bảng

lƣơng, đóng bảo hiểm xã hội,… Không những thế, các tổ chức và công dân có nhu cầu tƣ vấn pháp luật lao động, bộ phận tƣ vấn còn có thể hƣớng dẫn, trả lời các nội dung có liên quan qua điện thoại, qua trang thông tin điện tử.

- Hỗ trợ về tài chính cho DNNVV:

Các hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các DN sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà làm tài sản đảm bảo tiền vay đƣợc sử dụng phổ biến. Tuỳ theo quy định của từng tổ chức tín dụng, có những cách thức khác nhau để định giá tài sản, quy định tỷ lệ % cho vay so với giá trị tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, sở hữu nhà (thông thƣờng các tổ chức tín dụng cho vay khoản 70% - 80% giá trị tài sản là quyền sử dụng đất, sở hữu nhà). Hồ sơ, thủ tục đƣợc các ngân hàng thƣơng mại hƣớng dẫn đầy đủ, nhanh chóng, đúng pháp luật.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV

Để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển DNNVV, tỉnh đã tổ chức đƣợc một số lớp học với những nội dung thiết thực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhƣ: phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Thƣơng mại, Luật Đấu thầu..., các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ xúc tiến thƣơng mại, về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, về kỹ năng bán hàng thời hội nhập, kỹ năng đàm phán xuất nhập khẩu... cho các DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể.

Ngoài ra tỉnh đã phối hợp với các tổ chức quốc tế (ILO, SIDA, JICA) và Cục Phát triển DN thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ triển khai chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ quản lý DN nhƣ: chƣơng trình “Khởi sự DN và tăng cƣờng khả năng kinh doanh”, “Tăng cƣờng năng lực quản lý tài chính DN”, “Kiến thức Hội nhập kinh tế quốc tế”… Hàng năm tỉnh cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động của một số DN trên địa bàn.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho DNNVV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về “Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015” tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động hỗ trợ thông tin từ các ngành, các cấp đối với DN trên địa bàn. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc tìm hiểu, tiếp cận thông tin cần thiết từ thông tin về cơ chế, chính sách đến thông tin về thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, thành phố đã chuyển tải thông tin đến DN thông qua nhiều hình thức đa dạng nhƣ: Biên soạn tờ rơi, ấn phẩm, đĩa CD trực tiếp cung cấp thông tin qua các website của tỉnh, của các sở, ban, ngành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập nhƣ, chƣa có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin một cách có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; nhiều thông tin chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên; mặt khác, nhận thức của DN về việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các thông tin có sẵn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động trợ giúp thông tin chƣa cao.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 71 - 79)