bàn tỉnh Hà Giang
Một là: Nguyên nhân khách quan
* Tình hình biến động của nền kinh tế-chính trị của thế giới và khu vực
Thế giới và khu vực trải qua nhiều cuộc biến động lớn, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, đã làm cho nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng, các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Bối cảnh này tác động tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế - xã hội nƣớc ta nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, làm cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng đã làm cho thị trƣờng tiêu thụ, xuất khẩu của DNNVV bị thu hẹp do tình trạng bảo hộ ở các nƣớc có xu hƣớng tăng lên, hàng hoá xuất khẩu gặp phải các rào cản phi thuế quan, khó có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Cuộc khủng hoảng còn làm xáo trộn đến giá cả hàng hóa, xuất nhập khẩu, làm cho thị trƣờng khó dự kiến, ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ của DN.
* Sức ép của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận với thế giới bên ngoài để phát triển. Tuy nhiên cùng với sự hội nhập thì sự bảo hộ sản xuất trong nƣớc thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế còn rất hạn chế.
* Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng đột biến
Vì trình độ công nghệ của phần lớn các DN còn lạc hậu nên hàm lƣợng nguyên, nhiên, vật liệu kết tinh trong một đơn vị sản phẩm thƣờng rất cao, ảnh hƣởng đến chi phí, giá thành của sản phẩm. Mặt khác DN hiện nay sử dụng nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nên thƣờng bị phụ thuộc vào nguồn cung ứng vào thị trƣờng thế giới, làm gia tăng chi phí đầu vào, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh đối với DNNVV.
Ngoài ra vì trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện, chƣa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các doanh nhân khởi sự DN và yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều chính sách đƣợc thiết kế thiếu đồng bộ, chƣa phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, thiếu minh bạch, bộ máy hành chính và đội ngũ công chức còn những hạn chế, cải cách hành chính chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn, tính tùy tiện trong cách ứng xử cũng nhƣ trong ban hành chính sách của một bộ phận cơ quan công quyền…
cũng là những tác nhân ảnh hƣởng đến quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua.
Với tỉnh Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới, có trên 22 dân tộc. Trình độ dân trí còn thấp, phƣơng thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, tiếp xúc khoa học kỹ thuật - kinh tế xã hội còn hạn chế... từ đó ảnh hƣởng lớn đến việc huy động nguồn nhân lực tại chỗ có tay nghề cho DN trên địa bàn phải đƣa từ tỉnh khác về rất khó khăn. Mặt khác do địa hình của tỉnh rộng, chia cắt phức tạp, nhiều đồi núi đá cao, sông suối sâu... từ đó khó hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung; nguyên liệu phục vụ sản xuất xa trung tâm, phần lớn phải thu gom, manh mún. Không những vậy đƣờng xá giao thông không thuận lợi, cua dốc, không có đƣờng cho xe vận tải cỡ lớn, giao thông độc nhất là đƣờng bộ, không có các phƣơng tiện giao thông khác. Vì vậy có rất nhiều ảnh hƣởng đến giá thành sản xuất kinh doanh, rất khó cho các doanh nghiệp muốn đầu tƣ phát triển, khởi nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
Hai là: Nguyên nhân chủ quan
* Về phía chính sách của Nhà nước
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến các DNNVV thông qua việc ban hành các chủ trƣơng chính sách hỗ trợ phát triển loại hình DN này. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào thực tế vẫn còn sự phân biệt về đối xử bình đẳng giữa các DN thuộc thành phần kinh tế khác nhau thể hiện trong quan hệ giao dịch vốn vay, hệ thống thông tin thị trƣờng, nhất là đối với DN thuộc kinh tế tƣ nhân. Măt khác các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn dƣới Luật ra đời chậm còn thiếu tính thực tiễn, cụ thể, kịp thời, còn chồng chéo làm cho hoạt động của DNNVV khó khăn.
* Từ bản thân DNNVV
Phần lớn DNNVV trên địa bàn tỉnh có nguồn nhân lực, trình độ tổ chức, bộ máy quản lý không hợp lý, đội ngũ doanh nhân cũng nhƣ của ngƣời lao động không chuyên nghiệp. Đây là những trở ngại khi nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm - dịch vụ cũng nhƣ của DNNVV. Đa số DNNVV có quy mô nhỏ, khả năng tích tụ vốn và huy động vốn thấp. Do xuất thân từ nhiều tầng lớp lao động xã hội khác nhau, nhiều ngƣời chƣa đƣợc đào tạo kinh doanh bài bản nên các DNNVV chƣa có tích lũy lớn về vốn nên sức vƣơn hạn chế. Tinh thần học hỏi của một số doanh nhân chƣa cao, chƣa chú trọng đầu tƣ thu thập thông tin, nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh, luật pháp và kinh nghiệm thƣơng trƣờng. Nhiều DN kinh doanh không có chiến lƣợc, còn mang nặng tính thời vụ, phi vụ, không ổn định. Các DN còn nhiều hạn chế trong việc thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài, thiếu sự liên kết, hợp tác trong làm ăn. Trong hệ thống các DN ở Hà Giang hiện nay đang tồn tại ba khu vực là: DN nhà nƣớc và DN có vốn chi phối của Nhà nƣớc; DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; DN ngoài quốc doanh. Song hoạt động của các DN thuộc ba khu vực gần nhƣ “độc lập” với nhau, ít có sự liên kết, hợp tác. Đó là nguyên nhân không chỉ làm hạn chế sự phát triển của các DN mà còn làm suy yếu toàn bộ hệ thống DN của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, các DN chƣa quan tâm nhiều đến việc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng và nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân; tính công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh doanh chƣa cao. Những hạn chế về quản lý, thông tin, ý thức chấp hành phát luật… còn dẫn đến việc các DN gặp nhiều khó khăn để tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc, bởi thiếu lòng tin. Hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ chƣa đƣợc các DN quan tâm thực sự. Đây là nguyên nhân lớn đã cản trở khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập của doanh nghiệp.
* Từ phía tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ ngành nghề
Các tổ chức hỗ trợ vẫn chƣa có sự quan tâm đúng mức đến sự phát triển DNNVV. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp chƣa thực sự
quyết liệt, chƣa xây dựng các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ riêng đối với DNNVV trên địa bàn theo các chỉ thị, nghị định của Chính phủ. Việc hỗ trợ còn chung chung, chƣa có chƣơng trình cụ thể, chi tiết. Chƣa tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các DNNVV tiếp cận các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ của Nhà nƣớc, một phần cũng do uy tín trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ thƣơng hiệu của các DN này chƣa lớn, mức độ rủi ro trong kinh doanh còn cao. Việc thực hiên chính sách kinh tế ở một số lĩnh vực còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa DNNN và DN tƣ nhân, giữa DN lớn và DN nhỏ, chƣa thực sự tạo ra môi trƣờng bình đẳng, thuận lợi cho tất cả các DN, nhất là trong lĩnh vực vốn tín dụng và trong việc tìm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cơ chế thực hiện chính sách ƣu đãi của tỉnh còn hạn chế nên đã tạo tâm lý thiếu yên tâm đối với nhà đầu tƣ. Cụ thể nhƣ nhu cầu về vốn đối với các DNNVV là rất lớn nhƣng lại nhận đƣợc rất ít sự trợ giúp về vốn từ nguồn ngân sách, mặc dù nghĩa vụ thuế của các DN tƣ nhân hoàn toàn không có sự khác biệt so với các DNNN. Đối với các DNNVV muốn vay vốn ngân hàng nhằm thực hiện phát triển sản xuất thƣờng phải chịu sự thẩm định rất ngặt nghèo đôi khi đã xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, thủ tục... nhƣng vẫn khó vay đƣợc vốn.
Chƣa có sự thống nhất đầu mối trong quản lý hoạt động của DNNVV cũng nhƣ chƣa có trung tâm đầu mối điều hành thống nhất về hoạt động hỗ trợ DNNVV. Công tác quản lý hoạt động của các DNNVV đang có sự chồng chéo giữa các sở, ban, ngành. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý và thực hiện chức năng xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn còn hạn chế, lực lƣợng chủ yếu đƣợc giao cho một số cán bộ thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, trong khi nhiệm vụ làm đầu mối quản lý và hỗ trợ DNNVV là rất nặng nề. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà nƣớc các cấp cũng còn nhiều hạn chế, ảnh hƣởng đến sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh.
Công tác tổ chức Hội DN trên địa bàn ít, phần lớn mới thành lập, các thành viên tham gia Hội còn quá ít, các hội ngành nghề hoạt động chƣa mạnh và chƣa đi vào nội dung thiết thực hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh, chƣa tổ chức thƣờng xuyên đƣợc các cuộc hội thảo, đối thoại giữa DN với lãnh đạo các ngành, đoàn thể tỉnh. Hội DNNVV chƣa thực sự làm đƣợc cầu nối giữa DN với cơ quan quản lý cấp tỉnh, ngành. Việc liên kết các DN và hỗ trợ pháp lý cho DN còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG