Những năm qua, mặc dù các DNNVV của tỉnh nđã góp phần to lớn vào tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, nhƣng trong quá trình hoạt động DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc cần khắc phục.
Một là, phần lớn các DN có quy mô nhỏ, số lƣợng lao động 5 - 50 ngƣời chiếm tới 90% số DN nhƣng lại không phân bố nhiều, nên ít có khả năng tìm hiểu thị trƣờng, thiếu khả năng lập dự án. Nhiều DN chƣa có định hƣớng phát triển ngành nghề, mặt hàng kinh doanh hiệu quả. Ở một số DN không có tổ chức bộ máy quản lý chuyên nghiệp nên hoạt động hạch toán kế toán còn tuỳ tiện, không theo nguyên tắc tài chính DN. Số DN hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, khai thác mỏ chiếm tỷ lệ cao trên 60% trong tổng số DNNVV toàn tỉnh, trong khi đó đây lại là những lĩnh vực tăng trƣởng nóng, ít có khả năng mở rộng trong tƣơng lai. Số DN hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhƣng có đặc điểm nhỏ lẻ, khai thác tự nhiên, kinh doanh không cần vốn lớn, luôn thay đổi ngành nghề kinh doanh, kinh doanh không cần có trình độ nghiệp vụ, cứ có “mặt tiền” đƣờng phố là có thể mở dịch vụ kinh doanh, nên số lƣợng DN mới thành lập nhiều nhƣng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả không cao. Mặt khác, do không có quy hoạch chi tiết ngành nghề của các quận huyện đã dẫn đến sự ngần ngại, chậm đầu tƣ mở rộng của các DN, sự phân bố đầu tƣ không đồng đều, hầu hết các DNNVV tập trung kinh doanh tại các thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và các thị trấn, trung tâm huyện lỵ Quang Bình, Bắc Mê, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, trong khi đó các vùng ven huyện khác có số lƣợng DN rất nhỏ.
Hai là, hầu hết DNNVV thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. Ngay cả với một số DN sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần mở rộng mặt bằng, đầu tƣ máy móc thiết bị, chuyển đổi cơ sở sản xuất cũng khó tìm nguồn vốn và mặt bằng (do địa hình đồi núi cao chia cắt). Các DNNVV chỉ có thể vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thƣơng mại để làm vốn lƣu động, nguồn bổ sung vốn đầu tƣ dài hạn của các tổ chức tín dụng rất khó tiếp cận vì DNNVV không có tài sản thế chấp, thiếu thông tin để tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc. Do
tiềm lực tài chính yếu nên DN khó có điều kiện để đầu tƣ mở rộng sản xuất, gặp khó khăn trong hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặt bằng kinh doanh của nhiều DN còn thiếu và chƣa thật thuận lợi. Một số DN phải thuê lại mặt bằng để sản xuất kinh doanh nên không dám đầu tƣ lâu dài vào nhà xƣởng, máy móc thiết bị. Điều kiện để đƣợc thuê đất ở các khu công nghiệp là khó khăn do các DN nhỏ chỉ cần thuê diện tích nhỏ, không có điều kiện để đầu tƣ, xử lý môi trƣờng. Trong thời gian qua một số nhà máy nhƣ giấy vàng mã Bắc Mê, nhà máy tuyển luyện trì kẽm Bắc Mê, Ao xanh huyện Vị Xuyên: gây nhiều ô nhiễm cho môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân nhƣ làm ảnh hƣởng tới 38 ha rừng, sông suối ô nhiễm ách tắc, vận tải đƣờng giao thông xuống cấp nghiêm trọng gây tiếng ồn, bụi bẩn …
Ba là, công nghệ, máy móc thiết bị của DNNVV lạc hậu và yếu kém. Do năng lực tài chính yếu nên nguồn vốn đầu tƣ trang thiết bị còn thấp. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới còn hạn chế dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chất lƣợng sản phẩm thấp và giá thành cao, DN thƣờng hoạt động không ổn định, không có định hƣớng sản xuất và đầu tƣ lâu dài. Đa số DN hoạt động với những điều kiện thiếu thốn và không đồng bộ về trang thiết bị, công nghệ, sản xuất chủ yếu mang tính thủ công và bán cơ giới, bán tự động nhƣ: Nhà máy xi măng Hà Giang và các nhà máy chế biến chè. Số DN có thiết bị hiện đại và tƣơng đối hiện đại chiếm tỷ lệ rất thấp trong các DN sản xuất công nghiệp. Mặt khác, các DN cũng khó tiếp cận thị trƣờng công nghệ, máy móc thiết bị ngoại nhập do thiếu thông tin. Hầu hết các DNNVV đều đã sử dụng máy vi tính trong kinh doanh, tuy nhiên mục đích sử dụng mới dừng lại ở việc đánh máy, kế toán và soạn thảo văn bản.
Bốn là, các DN chƣa quan tâm đến giải pháp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, nghiên cứu thị trƣờng. Qua khảo sát có tới 43 DN tƣơng đƣơng 80%. Những vấn đề thông tin thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, về yêu cầu cơ
hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực các DN còn rất hạn chế về sự hiểu biết. Các DNNVV chƣa xây dựng đƣợc phƣơng hƣớng phát triển lâu dài, bền vững, thiếu chủ động trong liên kết sản xuất kinh doanh; khả năng linh hoạt, thích ứng trong môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế chƣa cao. Chƣa thiết lập đƣợc mối quan hệ gắn kết với DN chủ lực trong các hiệp hội, tính hợp tác phối hợp với các thành phần kinh tế khác còn yếu. Hiện chỉ có một vài DN chế biến chè Shan tuyết, nhà máy kim loại Angtimon… có đăng ký thƣơng hiệu.
Năm là, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đang là cản trở lớn đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các DNNVV của tỉnh. Các DN thiếu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm hàng hoá xuất khẩu tham gia thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, sản phẩm, số lƣợng, chất lƣợng để xuất khẩu còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, phần lớn sản phẩm của các DNNVV chỉ tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa, tính cạnh tranh chƣa cao, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu là những sản phẩm thô nhƣ: chè khô, gỗ dán lạng.
Sáu là, mặc dù đã có trợ giúp pháp lý cùa Nhà nƣớc và các Hội doanh nghiệp... cho các DNNVV, nhƣng do trình độ quản lý của chủ DN còn nhiều hạn chế, với xuất phát điểm về năng lực và trình độ tổ chức, quản lý của chủ DNNVV thấp, thƣờng xuất phát từ kinh tế hộ gia đình, hoặc từ ý tƣởng của một nhóm ngƣời, cá thể. Các chủ DN tiến hành việc quản lý điều hành DN theo kiểu gia đình chủ nghĩa, kinh nghiệm lâu năm, chƣa có kinh nghiệm thƣơng trƣờng do đó gặp lúng túng trong việc hoạch định chiến lƣợc hoạt động, tổ chức điều hành, thực hiện sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trƣờng... Qua số liệu khảo sát có tới 47 doanh nghiệp (tƣơng đƣơng 80%) doanh nghiệp chƣa xây dựng chiến lƣợc hoạt động.
Bảy là, hiệu quả kinh doanh thấp nhƣtrong phần đánh giá thực trạng đã nêu. Những năm qua, hiệu quả kinh doanh của các DNNVV vẫn còn nhiều
hạn chế. Lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn và lợi nhuận bình quân trên một đồng doanh thu đều thấp. Năm 2010, lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn cao nhất là 0,022 tức là cứ 100 triệu đồng vốn bỏ ra thì chỉ thu đƣợc 2,2 triệu đồng lợi nhuận.
Tám là, hạn chế trong đóng góp của DNNVV so với tiềm năng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, trong thu ngân sách thấp: Mặc dù là tỉnh còn khó khăn về nhiều mặt, song tiềm năng thế mạnh của tỉnh rất đa dạng, nhƣ điều kiện về tài nguyên khoáng sản, đất đai rộng, nhiều sông suối, có nhiều rừng, sản xuất cây công nghiệp, ăn quả, thực phẩm đặc sản, di tích lịch sử quốc gia, thế giới..., có các cửa khẩu, có sự ƣu ái về các chính sách đầu tƣ khu vực miền núi cao. Với lợi thế nhƣ vậy nhƣng các DNNVV trên địa bàn chƣa tận dụng đƣợc để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dẫn đến tác động của DN đến tăng trƣởng kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Cụ thể là tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn của DNNVV mới đạt 35,7%; tỷ trọng thu ngân sách năm 2013 mới đạt 32,35%, tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt khoảng 7 đến 8%.
- Thị phần của DNNVV còn khá nhỏ hẹp. Việc nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trƣờng, xúc tiến các hoạt động thƣơng mại trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nhiều DNNVV chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Mặt khác vai trò và năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV tỉnh Hà Giang thấp, hàng hóa chất lƣợng thấp, sản lƣợng còn ít, không tập trung nên chƣa đủ sức vƣơn ra chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài, mà chủ yếu sản xuất kinh doanh trong nội địa tỉnh là chính, trừ một số mặt hàng có thƣơng hiệu nhƣ chè Shan tuyết chiếm lĩnh đƣợc một số thị trƣờng ở một số tỉnh thành trong nƣớc và xuất khẩu.
- Chủng loại sản phẩm và chất lƣợng còn hạn chế, xuất phát từ năng lực sản xuất yếu, trang thiết bị máy móc thiếu, không hiện đại, công nghệ sản xuất thiếu đầu tƣ đổi mới, lao động đƣợc đào tạo có kỹ năng nghề nghiệp ít, dẫn đến sản phẩm nhiều nhƣng chất lƣợng không cao, khó cạnh tranh đƣợc với sản phẩm của tỉnh khác.
Chín là, hạn chế trong việc chấp hành chính sách: Qua khảo sát có 47 doanh nghiệp (tƣơng đƣơng 85%) hạn chế trong việc chấp hành chính sách. Phần lớn các chủ DN dựa vào kinh nghiệm để quản lý (trừ các DN cổ phần hoá), trình độ tổ chức quản lý thấp (thực chất quản lý kiểu gia đình), một số chủ DN có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣng lại thiếu về kiến thức quản lý, quản trị DN do đó điều hành DN chƣa theo các quy định pháp luật dẫn đến việc chấp hành các pháp luật kế toán, thống kê, thuế, chế độ đối với ngƣời lao động... chƣa tốt, thậm chí còn sai phạm. Có DN còn lợi dụng sự thông thoáng nhƣng còn sơ hở của cơ chế quản lý để vi phạm pháp luật, lừa đảo, trốn thuế..., còn rất nhiều DN không ký hợp đồng lao động, không đóng BHXH cho ngƣời lao động. Đội ngũ doanh nhân có trình độ đại học trở lên ở các DN chiếm tỷ lệ còn thấp. Nguồn nhân lực cũng ít đƣợc quan tâm đào tạo chuyên nghiệp. Chế độ báo cáo tài chính theo quy định của Luật DN hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ hoặc không báo cáo kịp thời chiếm tới 80% so với tổng số doanh nghiệp.