Nội dung phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 33 - 38)

Một là, nỗ lực tự phát triển của DNNVV * Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Trong nền kinh tế thị trƣờng, các chủ DN cần phải hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp và mở rộng thị trƣờng, chống lại các đối thủ cạnh tranh. Việc tạo ra chiến lƣợc kinh doanh cần phải có một tầm nhìn lớn, đòi hỏi sự tổng hòa của các nguồn vốn về tài chính, nhân lực. Tuy nhiên, thị trƣờng luôn có sự biến động nên sự uyển chuyển trong các chiến lƣợc dài hạn, trung hạn là hết sức cần thiết.

* Nâng cao trình độ, kỹ năng, chất lượng nguồn nhân lực

Ngày nay, phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tri thức và khả năng sáng tạo của con ngƣời. Con ngƣời luôn là chủ thể của mọi hoạt động, bằng khả năng và trí tuệ của chính mình con ngƣời có thể giải quyết nhiều vấn đề. Do đó, thu hút đủ và nâng cao chất lƣợng nhân lực luôn là vấn đề mang tính cấp thiết của từng DN, nhất là các DNNVV do các DN này vấp phải sự cạnh tranh nhân lực rất lớn từ phía DN lớn. Đê phát triển, các DNNVV cần phải có cái nhìn toàn diện và lâu dài trong việc sử dụng và nuôi dƣỡng đội ngũ lao

động và cán bộ quản lý, chú trọng từ công tác tuyển dụng đến phân công công việc gắn với quyền hạn và trách nhiệm, thƣờng xuyên quan tâm đến đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong DN.

* Tăng cường tiềm lực về tài chính, vốn, khoa học công nghệ

Vốn có ý nghĩa quyết định, đặc biệt là đối với các DNNVV do nguồn vốn chủ sở hữu của các DN này thấp nên tình trạng thiếu vốn để sản xuất của các DNNVV là một khó khăn không nhỏ. Nếu năng lực tài chính thấp và hạn chế, các DNNVV ở Việt Nam khó có khả năng đầu tƣ cho quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng, có sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại có tiêu chuẩn quốc tế. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao. Kết quả là năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chi phí đầu vào cao, giá thành khó cạnh tranh. Vì vậy, trong tiến trình phát triển hiện nay, để tăng năng lực cạnh tranh của DN, đòi hỏi các DN phải tăng cƣờng tiềm lực về vốn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh cho các DNNVV cần phải đƣợc quan tâm hơn trong thời gian tới.

* Nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước

Để phát triển một cách bền vững, DNNVV phải khắc phục dần các hạn chế, nâng cao uy tín của mình. Nhất là, chú trọng quan tâm đến việc xây dựng thƣơng hiệu, bởi lẽ với mọi DN, thƣơng hiệu có giá trị lâu bền, là tài sản vô hình, làm tăng lợi nhuận của hàng hoá, giúp cho DN duy trì lƣợng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hoạt động marketing… Thƣơng hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho DNNVV.

* Nâng cao khả năng nắm bắt thông tin về thị trường

Việc nắm bắt thông tin về thị trƣờng là vô cùng quan trọng đê quản lý điều hành, xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả trong nền kinh

tế thị trƣờng. Hiện nay, nhiều DNNVV còn yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN, một phần là do đầu tƣ cho hệ thống thông tin thấp, chƣa có phƣơng tiện kỹ thuật nên chƣa theo kịp diễn biến của thị trƣờng. Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh đƣợc đƣa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất của các DNNVV trƣớc áp lực cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, để phát triển đòi hỏi bản thân DNNVV phải tự nỗ lực, đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ thông tin thị trƣờng từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

* Thực hiện nghiêm đƣờng lối, chính sách của Đảng và hệ thống văn bản pháp luật kinh tế, luật kinh doanh của Chính phủ … Các chỉ tiêu pháp lệnh nộp ngân sách nhà nƣớc nhƣ: Thuế, các khoản nộp ngân sách thực hiện đúng thời hạn.

Hai là, hỗ trợ của các cơ quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế và sự hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với DNNVV

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối với DNNVV là nhà nƣớc cần xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch kế hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội, đây là bƣớc mở đầu cho các hoạt động đầu tƣ xây dựng DN nói chung và DNNVV mới có thể tiến hành. Qua công cụ nói trên thì quản lý còn tạo ra những chỉ tiêu thể hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của toàn hệ thống các loại hình doanh nghiệp và các chỉ tiêu thể hiện nhiệm vụ riêng có hệ thống các DN. Hoàn thiện thể chế tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với DN thực chất công cụ trên là việc tổng kết công tác quản lý nhà nƣớc đối với DN, bổ sung đổi mới, tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với các DN cho phù hợp với sự phát triển thƣờng xuyên.

Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đƣợc tiến hành đồng bộ trên hai phƣơng diện tổ chức hoạt động của chủ thể và khách thể. Trong thực

tiễn là bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc nhằm điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và bổ sung hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các ngành các cấp trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với DN.

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế bằng kết quả của việc kiểm tra thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế các quy hoạch, kế hoạch, các chiến lƣợc đã đề ra đối với doanh nghiệp.

Chủ thể quản lý nhà nƣớc là nhà nƣớc. Chủ thể quản trị kinh doanh là chủ doanh nghiệp. Phạm vi quản lý nhà nƣớc là toàn bộ nền kinh tế quốc dân (tầm vĩ mô). Phạm vi quản trị kinh doanh là các hoạt động trong DN (tầm vi mô).

Nhà nƣớc sẽ không can thiệp vào công tác quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì vậy phƣơng pháp quản lý đối với nhà nƣớc là tổng hợp nhiều phƣơng pháp nhƣng đặc biệt là phƣơng pháp kích thích và phƣơng pháp cƣỡng chế. Còn phƣơng pháp quản trị kinh doanh là kích thích vật chất và thuyết phục.

Mục tiêu quản lý của nhà nƣớc là làm cho toàn xã hội nƣớc giàu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Mục tiêu quản trị kinh doanh là đạt lợi nhuận cao nhất.

* Nhà nước ban hành khung khổ pháp lý, tạo môi trường để các DNNVV hoạt động thuận lợi, bình đẳng với DN khác đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ DN phát triển về vốn, khoa học công nghệ và đào tạo.

Để hỗ trợ DNNVV phát triển ổn định, Nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo sự đồng bộ, thông thoáng kịp thời, tạo “sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử, mang tính khuyến khích kinh doanh và ổn định lâu dài cho DN nói chung, DNNVV nói riêng.. Các văn bản pháp luật này không chỉ áp dụng cho DN trong nƣớc mà

cũng cần phải "tiêu chuẩn hoá" và "quốc tế hoá" để đảm bảo môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc phù hợp với môi trƣờng kinh doanh chung của thế giới.

Trên cơ sở các chính sách cơ bản để tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho DNNVV nhƣ chính sách thị trƣờng, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNVV nói riêng, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, quy hoạch các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống… để giúp cho DNNVV phát triển.

* Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của DNNVV đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, ít có DNNVV có khả năng thực hiện, hoặc không muốn thực hiện. Vì vậy, Nhà nƣớc thực hiện đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hỗ trợ phát triển DNNVV nói riêng là rất cần thiết.

* Nhà nước hình thành các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNVV

Nhà nƣớc nên thành lập các tổ chức có chức năng quản lý nhà nƣớc về xúc tiến hỗ trợ phát triển DNNVV. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV cần định hƣớng hoạt động vào mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV, thiết kế và tổ chức thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ DNNVV, tham gia cung cấp các dịch vụ công cho DNNVV nhƣ vốn, đất đai, khoa học công nghệ, nhân lực, xúc tiến thƣơng mại…

*Nêu cao vai trò của các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các hiệp hội nghề như: Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam, Hiệp hội DNNVV, Hội DN trẻ, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội công thƣơng, Hiệp hội thuỷ sản… trong hỗ trợ DNNVV.

Vai trò của các tổ chức này không chỉ ở chỗ bảo vệ lợi ích cho các DN, mà còn là đầu mối kết nối, hợp tác giữa các DN. Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung, DNNVV nói riêng vẫn có xu hƣớng làm ăn riêng rẻ, một mình, thiếu sự liên kết, hợp tác; thêm vào đó các tổ chức nghề nghiệp vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình. Do vậy, cần củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức này, đồng thời khuyến khích để các DNNVV tham gia để có điều kiện hợp tác phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)