Đến nay, tỉnh có các tổ chức hội, câu lạc bộ hoạt động đang trong quá trình định hình và phát triển: Hội DNNVV, Câu lạc bộ DN trẻ… Các tổ chức này đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại giữa DN với Lãnh đạo tỉnh và các ngành, đoàn thể. Các Hội cũng tổ chức tập huấn, phổ biến, chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy về chế độ chính sách của Nhà nƣớc cho DN, làm cầu nối giữa DN với tỉnh và các ngành. Hội thông qua nhiều kênh thông tin giúp DN tạo mối quan hệ, liên kết giúp nhau cùng phát triển nhƣ giúp DN tham gia các Hội chợ do tỉnh, ngành, Trung ƣơng tổ chức để tìm kiếm thông tin, kinh doanh, hợp tác. Ngoài ra Hội DNNVV Hà Giang tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ ủng hộ, chia sẻ, giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh. Trong 5 năm qua Hội đã ủng hộ công tác an sinh xã hội cho tỉnh hơn 15 tỷ đồng. Nhìn chung, số lƣợng các DNNVV tham gia sinh hoạt tại các hội, câu lạc bộ chƣa nhiều. Hiện nay, chỉ mới có khoảng 225/734 DNNVV tham gia thành viên Hội DNNVV của tỉnh. Nguồn thu chính của hội chỉ là phí hội viên, tự bản thân các hội chƣa tạo đƣợc các nguồn thu khác từ việc cung cấp các dịch vụ có chất lƣợng cao, hay thông qua việc xây dựng các chƣơng trình, dự án hỗ trợ DN để
kêu gọi các nguồn tài trợ từ Nhà nƣớc hoặc tổ chức tài trợ khác. Do vậy, các hiệp hội thiếu khả năng tài chính, phƣơng thức hoạt động hạn chế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ DN.
3.2.5. Phát triển Đóng góp của DNNVV đánh giá từ góc độ quản lý nhà nước về kinh tế vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong những năm qua nói chung có một phần đóng góp tích cực của các DNNVV trên địa bàn tỉnh.
* Đóng góp của DNNVVvào giá trị sản xuất
Các DNNVV có sự đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất trong toàn tỉnh, nhất là giá trị sản xuất công nghiệp.
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009 - 2013 (giá hiện hành)
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 1. Khu vực
kinh tế trong nuớc
2009 2010 2011 2012 2013
818,164 1005,285 1696,438 2746,493 3166,623
a. DNNN 186,999 164,608 202,559 244,143 325,169 + DN Trung ƣơng 175,706 135,556 161,750 190,17 268,097 + DN Địa phƣơng 11,293 29,052 40,809 54,026 57,072 b. DN ngoài quốc doanh 631,165 841,217 1493,879 2502,350 2841,454 + DN Tập thể 28,211 70,571 92,605 114,655 147,605 + DN Tƣ nhân 458,702 586,874 1174,774 2017,658 2365,670 + Cá thể 144,252 183,772 226,500 370,037 328,179
2. Khu vực có vốn
đầu tƣ nuớc ngoài - - - - -
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 của tỉnh là 818,164 tỷ đồng, đến năm 2013 là 3166,623 tỷ đồng. Trong đó, các DN thuộc khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trƣởng nhanh, đặc biệt là các loại hình công ty TNHH tƣ nhân, công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc và công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc chiếm tỷ trọng và đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của DN ngoài quốc doanh tăng gấp gần 4,5 lần so năm 2009. Năm 2009 DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 77,1% giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh, đến năm 2013 chiếm đến 89,7%.
Doanh thu của các DNNVV trên địa bàn tỉnh tăng trƣởng liên tục qua từng năm. Có thể nói kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNVV không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn góp phần giảm khoảng cách giữa giàu và nghèo trong dân cƣ mà còn tăng động lực cho sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.
Về doanh thu thuần: Trong giai đoạn 2009-2013, doanh thu thuần của các DNNVV tăng rất nhanh, từ 3.954.197 triệu đồng năm 2009 lên tới 7.992.780 triệu đồng vào năm 2013 tăng gần gấp 2 lần sau 5 năm. Đây là tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao so với tình hình kinh tế chung của cả nƣớc.
(ĐVT: Triệu đồng) 3.954.147 4.882.087 6.448.160 6.929.160 7.992.780 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 3.1. Doanh thu thuần của DNNVV tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2009 và năm 2013 * Đóng góp của DNNVV vào giá trị xuất khẩu
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chủ yếu do các DNNVV đóng góp. Tổng giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2009 đạt 8,1 triệu USD, năm 2009 đạt 8,1 triệu USD, năm 2010 đạt 10,94 triệu USD, năm 2011 đạt 28,941 triệu USD, năm 2012 đạt 30,188 triệu USD, năm 2013 đạt 29,645 triệu USD tăng hơn năm 2009 gấp 3,66 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là quặng các loại, chè các loại, hoa quả tƣơi, ván bóc và bàn ghế, giƣờng tủ...; Hoạt động nhập khẩu của các DN thời gian qua chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng, các mặt hàng tƣ liệu phục vụ sản xuất, phục vụ tiêu dùng nhƣ xe ô tô, sắt thép, phụ tùng ô tô, điện, phân bón, clanhke, quả tƣơi...;
* Đóng góp của DNNVV vào ngân sách tỉnh Hà Giang
Mặc dù không ít khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhƣng các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã đóng góp ngày càng tăng vào các khoản thu ngân sách của tỉnh.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn DNNVV đều nộp thuế đúng hạn, số thuế và các khoản nộp ngân sách qua các năm ngày càng tăng lên theo sự phát triển về chất lƣợng hoạt động kinh doanh của DN. Năm 2010, DNNVV nộp ngân sách là 434,6 tỷ đồng, chiếm 35,48% tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh và tăng hơn năm 2009 là 1,32 lần; Năm 2013 thu nộp NSNN của các DN là 620.677 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 1,42 lần.
Bảng 3.11. Thuế và các khoản nộp ngân sách của các DNNVV sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận trƣớc thuế Thuế và các khoản nộp ngân sách 2009 3.993.811 189.400 327.864 2010 4.882.087 177.515 434.601,5 2011 6.447.910 151.715 489.705 2012 6.929.160 255.896 507.886 2013 7.992.780 360.884 620.677
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang
* Đóng góp của DNNVV vào huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế tỉnh
Nhìn chung vốn đầu tƣ của các DN trong tỉnh hàng năm tăng không nhiều. Nhƣng trong tổng số vốn đầu tƣ hàng năm thì số vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc cấp thƣờng giảm dần chiếm tỷ trọng từ 60,4% năm 2010 xuống còn 25% năm 2013. Số vốn còn lại từ 39,6% đến 74,5% các DN phải đi vay và huy động vốn tự có,
vốn huy động trong dân cƣ để đầu tƣ cho phát triển. Đây là sự nỗ lực rất lớn, sự đóng góp tích cực trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ tạo nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng trƣởng.
Bảng 3.12 Vốn đầu tƣ của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 2.770.941 4.545.286 4.557.440 6.126.148 4.973.576 - Vốn khu vực Nhà nƣớc Vốn ngân sách Nhà nƣớc Vốn vay Vốn tự có của các DNNN Vốn huy động khác 2.174.869 1.723.137 438.669 13.003 3.268.318 2.746.353 508.365 13.600 3.706.555 2.376.720 1.282.402 17.887 29.456 4.347.433 1.436.103 2.849.979 61.351 - 2.546.622 1.070.752 1.468.487 7.563 - - Vốn khu vực ngoài Nhà nƣớc Vốn của tổ chức DN Vốn của dân cƣ 596.072 210.768 385.304 1.276.968 836.608 440.360 839.068 331.768 507.300 1.775.275 501.690 1.273.585 2.426.786 1.070.681 1.356.105 - Vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 11.817 3.440 168
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2009 và năm 2013
* Đóng góp của DNNVV vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh
Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Hà Giang hàng năm đều tăng cao, bình quân trên 11,47% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Cụ thể: tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 2010 là 40,43% xuống còn 37,78% năm 2013; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2009 là 22,84% lên 25,94% năm 2013;
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tốc độ tăng trƣởng GDP tăng cao có một phần đóng góp tích cực của các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DNNVV trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng đóng góp vào GDP trong tỉnh của các DNNVV năm 2013 ƣớc đạt trên 11%.
* Đóng góp của DNNVV về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động
Mặc dù lao động bình quân làm việc trong một DNNVV ít, nhƣng với số lƣợng DN nhiều trong nền kinh tế, các DNNVV đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, từ đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội của tỉnh.
Bảng 3.13: Lao động trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang phân theo khu vực kinh tế thời điểm 31/12
(ĐVT: Người)
Năm Lao động đang làm việc trên địa bàn
Khu vực DNNVV Tổng số DN địa phƣơng quản lý DNTW quản lý 2009 345.685 25.832 24.777 1.055 2010 454.545 30.589 29.523 1.066 2011 465.110 32.827 31.102 1.125 2012 469.658 31.787 30.499 1.288 2013 497.344 28.704 27.474 1.230
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2009 và năm 2013
Năm 2013, các DNNVV trên địa bàn thu hút hơn 28,704 nghìn lao động vào làm việc, chiếm gần 8% lao động bình quân đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội của tỉnh. Các DNNVV bên cạnh việc tạo ra nhiều việc làm, còn góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn, xoá đói giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng năm 2013 khu vực địa
phƣơng tăng gấp 2,16 lần so năm 2009. Chủ các DN cũng ngày càng quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động. Ngoài ra, DNNVV phát triển đã làm cho sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ đƣợc nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao cho nhân dân, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cƣ và tăng nhanh lƣợng hàng hoá, xuất khẩu.
Bảng 3.14. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(ĐVT: Nghìn đồng)
Năm
Thu nhập bình quân 1 ngƣời/tháng Khu vực
Trung ƣơng quản lý
Khu vực
Địa phƣơng quản lý
2009 2.595 2.565
2010 2.989 2.911
2011 3.380 3.353
2012 5.146 5.356
2013 6.688 5.540
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2009 và năm 2013