Xu hướng vận động và phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 38 - 41)

Các DNNVV thƣờng phát triển theo hƣớng tăng về số lƣợng, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả, đa dạng hoá cơ cấu, liên doanh, liên kết với nhau thành doanh nghiệp lớn hoặc liên kết với doanh nghiệp lớn, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và ra nƣớc ngoài… Xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng càng đòi hỏi sự liên kết giữa các DNNVV ngày càng cao, trong đó các xu hƣớng liên kết với DN ngoài nƣớc, giữa DNNVV trong nƣớc với nhau tạo thành một chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh, hình thành công nghiệp phụ trợ… có xu hƣớng vƣợt trội. Các xu hƣớng phát triển chính của DNNVV

Một là, tích tụ tập trung thành DN lớn

Phần nhiều các DN lớn trƣởng thành, phát triển từ DNNVV. Con đƣờng tất yếu của sự phát triển bền vững mang tính quy luật phổ biến của các nƣớc là đi từ nhỏ đến lớn của đại đa số DN trong nền kinh tế thị trƣờng. Một DNNVV lớn lên, nhiều DNNVV mới xuất hiên. Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các DN lớn, nhỏ… tạo thành.

DN lớn với tiềm lực kinh tế, kỹ thuật hiện đại không thể thiếu ở mỗi quốc gia phát triển nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng Quốc tế. Có hai con đƣờng hình thành DN lớn: tích tụ và tập trung. Cả hai con đƣờng đó DNNVV đều có phần đóng góp. Trƣớc hết, các DNNVV tự tích luỹ để vƣơn lên thành những DN lớn. Các DNNVV sáp nhập lại với nhau thông qua tập trung để trở thành DN lớn.

Hai là, liên kết giữa các DN với nhau trong sản xuất và kinh doanh

Sự liên kết giữa các DN là cần thiết để tập trung sức mạnh trong lúc các DN còn yếu về tiềm lực tài chính, khả năng quản lý.

Vì vậy, liên kết DNNVV chính là cách tốt nhất huy động thêm các nguồn vốn đầu tƣ của nhân dân để phát triển kinh tế trong từng khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp.

DNNVV cần liên kết với nhau để phối hợp sản xuất ra sản phẩm đồng bộ chất lƣợng cao, không những vậy DNNVV phát triển rộng khắp tạo thành yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp lớn tập trung, cho các DN lớn, là cầu nối giữa công nghiệp - dịch vụ với nông nghiệp, nông thôn, sản xuất và tiêu dùng… Từ đó các DN sẽ tạo đà tham gia mạnh vào sản xuất, chiếm lĩnh thị trƣờng quốc gia, quốc tế.

Việc liên kết DN lớn với DNNVV là việc làm quan trọng. DN lớn trở thành khách hàng của DNNVV và ngƣợc lại DN lớn có thể hỗ trợ DNNVV về công nghệ, đào tạo, vốn, mặt hàng sản xuất. DN lớn giữ vai trò định hƣớng, tạo cho DNNVV về mặt bằng, sản phẩm mang tính thƣơng hiệu…

Nhà nƣớc cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp phát triển DNNVV trong đó có việc phát triển công nghệ hỗ trợ, phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu vật tƣ ở nƣớc ngoài. Liên kết giữa các DNNVV thông qua nhiều hình thức, nhƣng cần lƣu ý hơn trong hình thức liên kết, đó là hình thành các Hiệp hội Doanh nghiệp. Đây là nơi tổ chức các cuộc hội thoại, đối thoại, kiến nghị vƣớng mắc về cơ chế, chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các DN với các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể và là nơi tổ chức tập huấn, phổ biến Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản Pháp quy, chế độ chính sách của Nhà nƣớc…Hiệp hội các DNNVV là cầu nối giữa các DN với tỉnh và các ngành… là tổ chức để giao lƣu, trao đổi học tập kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội, thị trƣờng đầu tƣ kinh doanh cho DN.

Ba là, chuyển dịch, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh

DNNVV sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển góp phần chuyển dịch ngành nghề, hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyển hóa sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Hệ thống sản xuất và chế biến đồ gia dụng, mạng lƣới thƣơng mại, dịch vụ ở nông thôn sẽ phát triển, là cơ hội chuyển dần lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở vùng nông thôn, tránh gây sức ép về lao động, việc làm và các vấn đề xã hội do trình trạng di cƣ vào các thành phố và các khu trung tâm đô thị…

Bốn là, giải thể, phá sản, thành lập mới DNNVV

Giải thể, phá sản, thành lập mới DN trong nền kinh tế thị trƣờng là một quy luật. Giải thể, phá sản là một sự kiện đánh dấu sự kết thúc một quá trình hoạt động kinh doanh, là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau về rủi ro trong môi trƣờng kinh doanh hoặc thị trƣờng của sản phẩm thay đổi nhanh chóng, của công nghệ, năng lực vốn giới hạn hoặc đơn thầu do chiến lƣợc của nhà đầu tƣ dẫn đến việc lựa chọn chiến lƣợc giải thể hoạt động hiện tại để đầu tƣ vào một hoạt động mới.

Không những thế giải thể, phá sản còn phụ thuộc vào các nguyên nhân chủ quan khác nhƣ năng lực quản lý, kinh doanh của DN, lỗ triền miên không có khả năng thanh toán… Tại diễn đàn DNNVV giai đoạn 2011-2015 đã nêu ra chỉ trong 9 tháng đầu năm 2011 đã có gần 49.000 DN rơi vào tình trạng giải thể, phá sản trên cả nƣớc, chiếm tới trên 10%. Theo Tổng Cục Thống kê 8 tháng năm 2014 có tới 40.500 DN giải thể, ngừng hoạt động

Việc thay đổi nhận thức về giải thể, phá sản của DN không chỉ cần thể hiện trong Luật pháp quốc gia mà cần thống nhất trong văn hóa kinh doanh và trong nhận thức đúng đắn của xã hội. Đây là hoạt động tất yếu của một sự khởi đầu mới của DN giải thể, phá sản.

Thành lập mới DN, Nhà nƣớc có chủ trƣơng nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh… Căn cứ các điều kiện, thế mạnh, phát triển kinh tế tự nhiên xã hội của từng vùng, địa phƣơng cộng với ý định hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề. Nếu các cá nhân, tổ chức kinh tế đƣợc xác lập có tên riêng và địa chỉ rõ ràng, với đủ điều kiện về vốn, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định sẽ đƣợc thành lập DN hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo số liệu thống kê, 6 tháng năm 2014 cả nƣớc có 37.315 DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn lên tới 230 nghìn tỷ. Tuy nhiên, để DNNVV thành lập mới duy trì và phát triển Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách trợ giúp phát triển cho DN phải kịp thời, tập trung tránh dàn trải, phân tán, chồng chéo; tránh các thủ tục hành chính rƣờm rà không cần thiết…

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)